Chi tiết tin tức
VietinBank tiên phong trong công tác quản lý rủi ro hoạt động
Trong tháng 11/2016 tại Hà Nội, VietinBank tổ chức thành công Hội thảo “Cập nhật xu hướng thông lệ quốc tế và đề xuất triển khai ứng dụng quản trị rủi ro hoạt động (RRHĐ) trong các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam”. Đây là năm thứ 2 VietinBank tổ chức Hội thảo cấp ngành về quản lý RRHĐ.
Đề cập nhiều vấn đề thời sự
Là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam về công tác quản lý RRHĐ, VietinBank luôn nỗ lực không ngừng trong việc thường xuyên cập nhật các thông lệ quốc tế để có ứng dụng hiệu quả cho các NHTM Việt Nam trong công tác quản trị rủi ro.
Năm nay, với chủ đề “Cập nhật xu hướng thông lệ quốc tế và đề xuất triển khai ứng dụng quản trị RRHĐ trong các NHTM tại Việt Nam”, Hội thảo đề cập lần lượt 3 nội dung chính mang tính thời sự cao, đó là: Khẩu vị RRHĐ và 3 vòng kiểm soát; ghi nhận tổn thất và các nguồn xử lý rủi ro; quản lý gian lận, thông tin khách hàng. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các cơ quan quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước, đặc biệt là từ các NHTM.
Phát biểu tại Hội thảo, bà Bùi Như Ý – Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết: “Với sự tham gia của các diễn giả giàu kinh nghiệm đến từ VietinBank, HSBC, Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc, Deloitte… VietinBank mong rằng Hội thảo thực sự trở thành một diễn đàn chuyên môn, nơi các thành viên tham dự có thể chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, bàn luận sâu hơn về các vấn đề liên quan đến RRHĐ, đồng thời đưa ra các đề xuất hiệu quả, góp phần vào sự phát triển chung của toàn hệ thống tài chính ngân hàng trong thời gian tới”.
Chia sẻ kinh nghiệm – Đề xuất giải pháp
Thời gian vừa qua, ngành Ngân hàng trong nước và thế giới liên tiếp ghi nhận các sự kiện liên quan đến rủi ro gian lận tài chính, lừa đảo khách hàng; skimming thẻ ATM/làm giả thẻ tín dụng. Cùng với đó, xu thế phát triển các dịch vụ tài chính trực tuyến, dẫn đến không dùng tiền mặt, xóa nhòa biên giới vật lý… cũng là nguyên nhân có thể khiến khả năng các RRHĐ tăng cao nếu các cơ quan quản lý, các NHTM không có hành động đi trước để chủ động ứng phó, giảm thiểu.
Ông Kevin Green – Giám đốc quản lý rủi ro, HSBC Việt Nam chia sẻ rằng: Các nhóm RRHĐ tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như gian lận bên ngoài (lừa đảo giao dịch, rút tiền, tài trợ tài chính thương mại…), gian lận nội bộ, rủi ro thông tin, rủi ro pháp luật… Đây đều là những thách thức lớn đối với các ngân hàng. Để kiểm soát rủi ro, theo ông Kevin Green, một trong những giải pháp hiệu quả đó là bám sát thực hiện chu kỳ quản trị RRHĐ theo các bước: Phân loại và đánh giá, giám sát, giảm nhẹ/quản lý, báo cáo.
Một trong những công tác quan trọng nhất, gặp nhiều vướng mắc nhất của quản lý rủi ro là công tác ghi nhận tổn thất và xác định các nguồn ghi nhận tổn thất. Đây cũng là nội dung mà VietinBank đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thu Hằng – Trưởng Phòng Quản lý RRHĐ, Khối Quản lý Rủi ro VietinBank đã trình bày tham luận chủ đề “Trích lập dự phòng RRHĐ, thông lệ quốc tế và các đề xuất để có thể triển khai tại các NHTM Việt Nam”.
Bà Hằng cho biết: Các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể chủ động sử dụng nguồn vốn thay vì sử dụng quỹ dự phòng tài chính (DPTC) như hiện nay để xử lý các tổn thất phát sinh từ các sự kiện RRHĐ. Vì việc sử dụng quỹ DPTC mất khá nhiều thời gian và có những khó khăn nhất định.
Ngoài ra, bà Hằng còn đề xuất đến Bộ Tài chính và NHNN cho phép TCTD được thực hiện trích lập dự phòng RRHĐ trước mắt đối với các rủi ro mang tính khách quan, ngoài tầm kiểm soát và quản lý, các rủi ro có khả năng ước lượng tần suất và mức độ hợp lý.
Bên cạnh đó, ông Lê Thanh Hà – Phó Giám đốc Trung tâm Thẻ VietinBank cũng khẳng định: Để thị trường thẻ phát triển bền vững, thì việc ban hành quy định, hướng dẫn về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phi tín dụng nói chung và rủi ro phi tín dụng trong hoạt động thẻ nói riêng là cần thiết và cấp bách.
Trong nội dung “Quản lý gian lận, thông tin khách hàng”, các diễn giả và chuyên gia tư vấn đến từ Deloitte và ngân hàng Krungsi (Thái Lan) đã nêu ra các xu hướng mới trong quản lý rủi ro gian lận. Đồng thời, các chuyên gia nhấn mạnh đến giải pháp giúp các ngân hàng nâng cao khả năng ứng phó với tội phạm tài chính.
Đặc biệt, Hội thảo còn tổ chức diễn đàn thảo luận nhằm trả lời câu hỏi, giải đáp các thắc mắc… Với lượng thông tin lớn, đầy đủ và chuyên sâu, Hội thảo đã ghi dấu ấn thành công.
Nguồn: Theo Hà Thu (Thời báo Ngân hàng)
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.