Chi tiết tin tức
Vay tiền, đừng chỉ nhìn lãi suất
Theo đó, nếu cố định một năm, LS là 7,5%/năm, cố định hai năm là 8,5%/năm và 9,5%/năm nếu cố định ba năm. Dù mức LS này khá “mềm” so với mức LS chung cùng thời điểm, nhưng tìm hiểu kỹ chị Ngân phát hiện NH đưa ra rất nhiều điều kiện ràng buộc.
Cụ thể, trong khi một số NH khác cho trả nợ trước hạn mà không tính phí trả nợ trước hạn, NH này yêu cầu khách vay không được trả nợ trước hạn hai năm nếu chọn gói cố định LS một năm. Tương tự, với gói cố định LS hai năm, không được trả trước hạn ba năm.
Nếu trả trước hạn, ngoài việc phải trả LS phạt, người vay còn bị thu hồi toàn bộ ưu đãi đã hưởng trước đó. Do mức LS cho vay thông thường với khách hàng cá nhân của NH này là 10,5-11%/năm, số tiền bị thu hồi sẽ không phải ít.
Chưa kể, thay vì chỉ tính tỉ lệ nhất định nhân với số tiền trả nợ trước hạn, NH này còn nhân thêm với số kỳ trả nợ trước hạn dẫn đến số tiền phạt trả nợ trước hạn sẽ cao hơn. Ngoài ra, người vay vẫn phải mua bảo hiểm cho khoản vay, phải làm thẻ để hằng tháng nộp tiền trả nợ và đăng ký Internet banking… làm phát sinh thêm chi phí.
Theo chị Ngân, nhân viên tư vấn hầu như chẳng đả động gì đến những ràng buộc này cho đến thời điểm ra công chứng hợp đồng. “Nếu tính đầy đủ những khoản này, mức LS thực tế sẽ cao hơn so với quảng cáo” – chị Ngân nói.
Thực tế với LS huy động liên tục tăng, các NH buộc phải tìm cách “tự bảo vệ” mình, đẩy rủi ro LS cho khách hàng. Nhiều NH đưa ra LS cho vay ban đầu rất thấp nhưng chỉ cố định trong vòng ba tháng đầu, sau đó LS được áp theo mức LS huy động 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ do NH quy định, thay đổi mỗi ba tháng một lần.
Đặc biệt, biên độ cộng thêm hiện lên tới 4-5%, thay vì phổ biến ở mức 3,5% như trước. Nhiều NH còn tự thay đổi biên độ cộng thêm mà không thông báo trước. Theo các chuyên gia, ngoài LS do NH chào mời, người dân nên tìm hiểu kỹ các điều kiện kèm theo để tránh bị rơi vào tình huống “bút sa gà chết”, chịu rủi ro về LS sau khi đặt bút ký hợp đồng.
Theo ÁNH HỒNG
Tuổi trẻ
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.