• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

01/ Tháng mười một

Ứng dụng Blockchain: Còn nhiều thách thức

Theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng, việc phát triển hệ sinh thái Blockchain ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức do Việt Nam không có nhiều chuyên gia về Blockchain, mức độ am hiểu của người dân về công nghệ này rất hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo.

ung dung blockchain con nhieu thach thuc Dòng tiền đổ vào công nghệ chuỗi khối
ung dung blockchain con nhieu thach thuc Ứng dụng công nghệ Blockchain: Không thể vội vàng
ung dung blockchain con nhieu thach thuc Khuôn khổ pháp lý hoàn thiện là chìa khóa quan trọng ứng dụng blockchain

Chia sẻ tại Hội thảo “Cơ hội, thách thức ứng dụng Blockchain vào vận hành trong ngành tài chính – ngân hàng” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa tổ chức, TS. Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký VNBA cho biết, với đặc tính phi tập trung, Blockchain (chuỗi khối) đã giải quyết được nhiều vấn đề nan giải. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã nhận ra tiềm năng của công nghệ Blockchain và tìm cách áp dụng vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, vận tải, logistics, y tế, giáo dục…

ung dung blockchain con nhieu thach thuc
Ảnh minh họa.

Theo Vụ Thanh toán, NHNN, số lượng các doanh nghiệp Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam hiện nay đã tăng từ 40 doanh nghiệp tại thời điểm năm 2016 lên hơn 150 doanh nghiệp, trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, doanh nghiệp Bitcoin/Blockchain chiếm 7,895%.

Ở góc độ các ngân hàng, BIDV là ngân hàng nội tiên phong ứng dụng Blockchain trong tài trợ thương mại, trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên ứng dụng thành công công nghệ Blockchain trong giao dịch phát hành thư tín dụng tới một ngân hàng thông báo ngoài hệ thống. MB, VPBank, Vietcombank… đã công bố ứng dụng Blockchain trong giao dịch tài chính.

Ngoài ra, Blockchain cũng đang được một số doanh nghiệp trong lĩnh vực khác ứng dụng như Viettel ứng dụng vào hồ sơ bệnh án điện tử; Misa phát triển hóa đơn điện tử; Masan Group, AIA… ứng dụng thành công Blockchain vào kinh doanh.

Nhận định tiềm năng phát triển của hệ sinh thái Blockchain là rất lớn, nhưng theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng, việc phát triển ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức do Việt Nam không có nhiều chuyên gia về Blockchain, mức độ am hiểu của người dân về công nghệ này rất hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo. Và đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một hành lang pháp lý cụ thể nào cho công nghệ này.

Chia sẻ cụ thể hơn, bà Vũ Thị Hồng Nhung – Phó Trưởng phòng Chính sách Sản phẩm Bán buôn, Vietcombank cho biết, ứng dụng Blockchain mang đến nhiều ưu điểm vượt trội về minh bạch, bảo mật, tốc độ và chi phí.

Tuy nhiên, trong quá trình vận hành công nghệ này, Vietcombank cũng gặp nhiều thách thức. Đó là việc triển khai công nghệ Blockchain tại các NHTM vẫn mang tính chất thí điểm. Việt Nam chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh cho các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, hạn chế những rủi ro, tranh chấp phát sinh trong quá trình vận hành.

Bên cạnh đó, theo bà Nhung chi phí nghiên cứu, đầu tư hạ tầng cao, cùng với yêu cầu tích hợp, chuyển đổi đồng bộ với các hệ thống, cơ sở hạ tầng khác đòi hỏi yêu cầu thời gian chỉnh sửa hệ thống và tối ưu chi phí để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh và tính bảo mật, an toàn thông tin. Các nền tảng Blockchain yêu cầu ngân hàng, khách hàng của ngân hàng trả phí dịch vụ khiến việc mở rộng danh mục khách hàng và hiệu suất sử dụng dịch vụ trên nền tảng Blockchain gặp nhiều thách thức.

Về tính pháp lý của blockchain, ông Vũ Công Hùng – đại diện Cục CNTT thông tin thêm, dự thảo gần nhất của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) vẫn chưa có các tiêu chuẩn kỹ thuật về các hệ thống chữ ký điện tử dùng riêng. Điều này khiến việc đăng ký để công nhận giá trị pháp lý của các hợp đồng, giao dịch điện tử trong một hệ thống Blockchain là rất khó khăn.

Bên cạnh những mặt tích cực, thị trường Blockchain Việt Nam cũng đang xảy ra các sự vụ tiêu cực, ảnh hưởng to lớn đến lòng tin của dư luận đối với lĩnh vực công nghệ này như những người nổi tiếng sẵn sàng vì tư lợi mà quảng cáo cho những đồng tiền điện tử nhiều rủi ro hay những vụ lừa đảo, dụ dỗ những người thiếu hiểu biết tham gia vào sàn tiền ảo…

Do đó, để thị trường công nghệ Blockchain phát triển đúng hướng, lành mạnh, phát huy được tiềm năng, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức, bổ sung các cơ chế, chính sách, thúc đẩy và nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao.

Còn ông Tống Văn Tiến – đại diện TPBank cho biết, ngân hàng cần cơ thế thử nghiệm (sandbox) để ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain, nhưng cơ chế này vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, đại diện ngân hàng kiến nghị cơ quan quản lý tham khảo các ngân hàng trong khu vực, tư vấn quốc tế để xây dựng hành lang pháp lý ổn định trong dài hạn.

Từ kinh nghiệm triển khai thực tiễn, ông Phan Đức Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam đề xuất một số giải pháp như, xây dựng mô hình ngân hàng lấy dịch vụ truyền thống làm trung tâm nhưng chia sẻ đa nền tảng dịch vụ khác với doanh nghiệp dựa trên cấu trúc Enterprise Blockchain; ứng dụng các lợi thế của Blockchain với các bài toán thúc đẩy hệ sinh thái Fintech tạo ra một hệ sinh thái bao quanh lõi ngân hàng…

Có thể nói, công nghệ Blockchain vẫn đang trong giai đoạn đầu, nên hạn chế trong ứng dụng thực tế là khó tránh khỏi. Nhưng những thay đổi tích cực mà công nghệ này mang lại là không thể phủ nhận, đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực và quan tâm hơn nữa trong công cuộc phát triển công nghệ Blockchain.

Trong thời gian tới, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, VNBA cũng như Hiệp hội Blockchain sẽ cùng tổng hợp, nghiên cứu những ý kiến đưa ra trong buổi hội thảo hôm nay để đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý, gần nhất là Luật Phòng, chống rửa tiền và Luật Giao dịch điện tử.

“Đây là một giải pháp công nghệ mới mẻ nên cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông quảng bá”, TS. Nguyễn Quốc Hùng lưu ý thêm.

Nguyễn Vũ (thoibaonganhang.vn)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.