Chi tiết tin tức
Triển khai Luật Các tổ chức tín dụng: Cần sự phối hợp tham gia tích cực của các bộ, ngành liên quan
Ngày 7/3/2024, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của
Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV. Phát biểu tại
Hội nghị về triển khai thực hiện Luật Các TCTD, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái
Sơn cho biết, thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết và văn bản
hướng dẫn thi hành rất gấp cùng với số lượng văn bản cần ban hành mới, sửa đổi,
bổ sung nhiều, khối lượng công việc lớn nên rất cần có sự phối hợp tham gia
tích cực của các bộ, ngành liên quan.
Cần sự phối hợp của nhiều bộ, ngành
Báo cáo về công tác triển khai Luật Các tổ chức tín
dụng (TCTD) năm 2024, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, về việc xây
dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Các TCTD năm 2024, NHNN đã xây dựng dự
thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành
Luật Các TCTD năm 2024 và gửi xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan có liên quan.
Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan xin ý kiến, NHNN đã hoàn
thiện dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
Hiện NHNN đã
dự kiến triển khai nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Các TCTD năm 2024 theo
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các TCTD năm 2024 (ban hành kèm theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ).
|
Luật Các TCTD năm 2024 tạo cơ |
Phó Thống đốc cho biết, sau khi Luật Các TCTD năm 2024
được thông qua, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc đề xuất,
xây dựng danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Các TCTD năm 2024. Hiện nay,
tại danh mục văn bản quy định chi tiết Luật Các TCTD năm 2024, NHNN đang đề
xuất ban hành 6 văn bản quy định chi tiết. NHNN đang tiếp tục phối hợp với Bộ
Tư pháp để hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh
mục quy định chi tiết luật, nghị quyết và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo
trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định…
Về công tác rà soát, lập danh mục văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Các TCTD năm 2024, bên cạnh danh mục văn bản quy định chi tiết
Luật Các TCTD năm 2024, NHNN đã chủ động rà soát các nội dung tại Luật Các TCTD
năm 2024 giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành theo thẩm quyền, đề xuất
phân công cơ quan chủ trì thực hiện rà soát để xem xét trình cơ quan có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD theo
thẩm quyền tại dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các TCTD năm 2024 (ban
hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Theo đó, nội dung quy định
tại Luật Các TCTD thực hiện rà soát liên quan đến trách nhiệm của các bộ ngành.
Với thời hạn để ban hành các văn bản quy định chi tiết
và văn bản hướng dẫn thi hành rất gấp cùng với số lượng văn bản cần ban hành
mới, sửa đổi, bổ sung nhiều, khối lượng công việc lớn “Để đảm bảo tiến độ ban
hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các TCTD năm 2024, căn cứ quy định của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, NHNN đã đề xuất Bộ Tư pháp xem xét
trong việc áp dụng thủ tục ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật theo thủ
tục rút gọn để kịp thời triển khai thi hành Luật Các TCTD năm 2024”, Phó Thống
đốc đề nghị đồng thời cho rằng, trong quá trình đầu mối xây dựng các văn bản
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên,
hiệu quả giữa đơn vị chủ trì soạn thảo và các bộ, ngành và cơ quan, tổ chức
liên quan trong việc triển khai thi hành Luật.
Cần sự tập trung, nỗ lực, quyết tâm rất lớn
Phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ nêu rõ hội nghị lần này nhằm thực hiện kết luận của Hội nghị toàn quốc
lần thứ nhất, thực hiện cho được chủ trương rất quan trọng của Đảng, Nhà nước
nêu trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng
pháp luật với thực hiện pháp luật, đảm bảo cho hệ thống pháp luật được thực
hiện một cách công bằng, nghiêm minh.
Nêu rõ, các kết quả triển khai thi hành Luật nêu trên
là rất đáng ghi nhận, tuy nhiên theo Chủ tịch Quốc hội đây mới chỉ là bước đầu.
Khối lượng công việc cần tiếp tục thực hiện là rất lớn, đặc biệt nhiều luật của
Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 có số lượng điều luật, nội dung giao Chính
phủ, các cơ quan quy định vừa nhiều, vừa khó, vừa đòi hỏi cao về tiến độ. Với
nhiều thử thách như vậy, việc triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội
thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực,
quyết tâm rất lớn của các cơ quan.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Quốc hội,
UBTVQH tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định trong luật, nghị quyết; kịp
thời xử lý những vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của Chính
phủ, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc
hội cũng đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ
cụ thể về triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp
thứ 6 và Kỳ bất thường thứ 5 được nêu cụ thể trong báo cáo của UBTVQH. Sớm ban
hành Danh mục văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được Quốc
hội thông qua tại Kỳ họp bất thường thứ 5 và phân công cụ thể cơ quan chủ trì
soạn thảo, gắn với thời hạn hoàn thành. Bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều
kiện bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ…
Nguồn: thoibaonganhang.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.