• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

25/ Tháng mười một

Tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển do những hạn chế về quy mô nhỏ, thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu….

Chính phủ các nước đã xây dựng các chính sách phát triển DNNVV theo chiều rộng nhằm chủ yếu thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội như giải quyết công ăn việc làm hay phát triển cân đối vùng.

Trong thời gian đầu, mô hình can thiệp mạnh mẽ của chính phủ cũng gặt hái được một số thành quả nhất định với sự gia tăng nhanh chóng của khu vực doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, mô hình này đã bộc lộ nhiều nhược điểm cùng với đặc thù của chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hướng về xuất khẩu trong giai đoạn này đã thường xuyên tạo ra sự phân tán các thị trường giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.

Khu vực doanh nghiệp lớn với công nghệ sử dụng nhiều vốn thì cung cấp hàng hoá cho thị trường bậc cao, trong khi đó khu vực doanh nghiệp nhỏ với công nghệ lạc hậu thì cung cấp hàng hoá kém chất lượng cho thị trường thấp cấp. Kết quả là các biện pháp chính sách đã tạo ra một môi trường biệt lập giữa hai khu vực doanh nghiệp, luôn xem phía bên kia như là đối thủ. 

Sự hỗ trợ thái quá của Chính phủ trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc bóp méo thị trường để ưu tiên phát triển DNNVV, làm giảm tính cạnh tranh của các ngành nghề nói chung, đồng thời hạn chế lợi thế đầu tư quy mô lớn nói riêng. Do đó, xu hướng hỗ trợ DNNVV đã có những thay đổi.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, trong việc can thiệp vào thị trường dịch vụ phát triển cho DNNVV, nhà nước chỉ lên đóng vai trò là người tạo ra các điều kiện thuận lợi để thị trường cung cấp những dịch vụ phát triển tốt nhất cho các DNNVV.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các chuyên gia cho rằng, phương thức tiếp cận của mô hình “tạo điều kiện thuận lợi để DNNVV phát triển” là phù hợp hơn cả. Vai trò của Nhà nước trong phát triển DNNVV chỉ nên tập trung vào việc sửa chữa và bù đắp khiếm khuyết của thị trường, với các nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV, thiết kế và áp dụng các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để tạo điều kiện về vốn kinh doanh cho DNNVV và tăng cường các dịch vụ phát triển doanh nghiệp mà DNNVV cần để bù đắp những kỹ năng thiếu hụt do nguồn nhân lực trong DNNVV không có.

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thảo luận về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải có đột phá tư duy để hỗ trợ khu vực này…

Cần đột phá tư duy

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết DNNVV đang chiếm 97% trong tổng số 610.000 DN của Việt Nam. Khu vực này đã và đang đóng góp rất lớn cho NSNN, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và giảm bất bình đẳng trong xã hội… Nhưng thực trạng DN hiện nay hết sức khó khăn nhất là tiếp cận về tín dụng, mặt bằng, công nghệ, thị trường… Nếu chúng ta không nhìn nhận để có một cơ chế chính sách hỗ trợ cho họ thì họ rất khó có điều kiện vươn lên.

Thực tế trước đây Chính phủ đã có Nghị định 90, sau đó là Nghị định 56 và không có một văn bản riêng cho DNNVV. Tất cả các cơ chế, chính sách trong hai nghị định này đều rời rạc, chung chung, không cụ thể và không có tính khả thi nên không đi vào cuộc sống. Theo kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế vừa được Quốc hội thông qua đều xem khu vực DN sẽ là động lực, xương sống cho nền kinh tế, vì vậy, chúng ta phải tập trung hỗ trợ, lấy DN làm động lực cho phát triển và lấy khu vực tư nhân là khu vực quan trọng để giảm nguồn lực huy động từ Nhà nước.

Dù một số nội dung còn có ý kiến khác nhau, tuy nhiên Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là do quan điểm, nhận thức và tư duy. Theo ông, đối với luật này chúng ta phải có tư duy mạnh mẽ hơn, mang tính đột phá hơn và tầm nhìn chiến lược hơn. Bởi lẽ thiết kế bộ luật này là dựa trên lợi ích tổng thể của toàn bộ nền kinh tế.

Khi chúng ta mong muốn nền kinh tế sẽ dựa vào DN, và sẽ lớn mạnh cùng DN, nhất là DNNVV thì chúng ta phải đầu tư, phải có cơ chế, chính sách phù hợp. Nếu chúng ta tư duy theo kiểu ngại giải quyết vấn đề không tháo gỡ khó khăn cho khu vực này bằng tư duy đột phá sẽ không bao giờ hỗ trợ được DNNVV.

Được biết, Ban Soạn thảo và Chính phủ đã xác định nguyên tắc hỗ trợ không vi phạm các nguyên tắc thị trường, không vi phạm các cam kết quốc tế và phù hợp với khả năng của ngân sách trong từng thời kỳ. Các nguyên tắc này cũng đã được xác định rõ và hỗ trợ không phải là hỗ trợ những thứ nhà nước có, nhà nước muốn mà hỗ trợ những DN cần, hỗ trợ cũng không phải hỗ trợ trực tiếp cho DN mà hỗ trợ gián tiếp thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ cho DN.

Nhà nước sẽ cấp bù chênh lệch lãi suất

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình trước Quốc hội: “Về tiếp cận tín dụng của ngân hàng, đây không phải là quy định cứng nhắc, bắt buộc để các ngân hàng phải có tỷ lệ hỗ trợ cho doanh nghiệp là bao nhiêu mà là khuyến khích các NHTM xây dựng các gói hỗ trợ cho DNNVV với các mức lãi suất, thời hạn vay ưu đãi và thủ tục dễ dàng để DN tiếp cận. Nếu các NHTM hỗ trợ tốt cho các DNNVV thì sẽ được nhà nước hỗ trợ lại, tức là được cấp bù chênh lệch lãi suất”./.

Nguồn: Tổng hợp

 http://tapchitaichinh.vn/

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.