Chi tiết tin tức
Tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Điểm bán hàng OCOP cần phải đạt các tiêu chí quy định
Tiêu chí này là cơ sở để lựa chọn, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP nhằm quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, phát triển làng nghề, sản phẩm là đặc sản vùng miền, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Vị trí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP được đặt tại các vị trí có giao thông thuận lợi, đông người qua lại, tập trung nhiều khách du lịch, khu dân cư đông đúc, đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Tại khu vực các cửa hàng ở nhà ga, sân bay, bến xe, bến tàu; các trạm, điểm dừng, nghỉ trên cao tốc, quốc lộ; tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; tại các cửa hàng trong khu du lịch, nhà hàng, khách sạn; tại các khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống; tại các khu trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện, xã, các khu, cụm công nghiệm; tại các trung tâm hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tại các Bưu cục/Bưu điện văn hóa xã trên mạng lưới bưu chính công cộng.
Tiêu chí về sản phẩm tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Quyết định cũng nêu rõ các tiêu chí về chủng loại sản phẩm tại các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quy định của pháp luật về an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Sản phẩm đạt hạng 3 sao trở lên theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
– Sản phẩm trong danh mục sản phẩm chủ lực của tỉnh.
– Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.
– Sản phẩm là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của địa phương, vùng miền do Sở Công Thương lựa chọn.
Sản phẩm tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải có tên, bao bì, xuất xứ và ghi nhãn hàng hóa sản phẩm theo quy định của pháp luật; có mã số, mã vạch đối với những loại sản phẩm có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý và giám sát của khách hàng.
Đối với sản phẩm nông sản thực phẩm phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật khác. Sản phẩm phải được niêm yết giá bán, thể hiện rõ ràng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh…
Nguồn: M.Đức (baochinhphu.vn)
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.