Chi tiết tin tức
Thực hiện “Khát vọng Việt Nam 2035”: Doanh nghiệp góp phần thay đổi thể chế
1. “Thể chế nào doanh nhân đó”
Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, đây là lần đầu tiên, Việt Nam có một báo cáo triển vọng kinh tế mang tính dài hạn, định hướng tầm nhìn 20 năm. Điều này rất quan trọng với niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân vì các doanh nhân Việt Nam cần một tầm nhìn dài hạn, có tính chiến lược, lâu dài chứ không chỉ ngắn hạn.
Báo cáo này nêu rất rõ vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, tuy nhiên, muốn phát triển doanh nghiệp tư nhân thì đòi hỏi phải đổi mới thể chế.
“Thể chế nào doanh nghiệp đó. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Doanh nghiệp và doanh nhân không chỉ là kết quả của thể chế mà còn là động lực cải thiện, thay đổi thể chế, đây là một mối tác động hai chiều”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Cùng đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp, bà Victoria Kwakwa – Phó Chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á của WB cho rằng: doanh nghiệp tư nhân phải là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi của Việt Nam, là chìa khóa để đạt được mục tiêu phát triển trong tương lai. Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước là phải hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân phát triển, để từ đó, đến lượt mình các doanh nghiệp tư nhân sẽ thúc đẩy cả nền kinh tế đi lên mạnh mẽ.
Thế nhưng, trên thực tế, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, có nhiều doanh nghiệp còn mong manh trong bối cảnh hội nhập. Do đó, nhiệm vụ của Nhà nước là phải hỗ trợ khối doanh nghiệp tư nhân phát triển, để từ đó, đến lượt mình các doanh nghiệp tư nhân sẽ thúc đẩy cả nền kinh tế đi lên mạnh mẽ.
Thực tiễn này đòi hỏi Chính phủ phải xác định được vai trò, trách nhiệm của mình, phải tự chuyển đổi mình tạo ra một mô hình Nhà nước kiến tạo, phục vụ, minh bạch và mang tính giải trình.
“Để hướng tới một Chính phủ chuyên nghiệp phải có thời gian, nhưng là một Chính phủ tận tâm, thật sự hướng đến người dân và doanh nghiệp để làm tròn bổn phận của mình thì cần phải thực hiện ngay”, ông Lộc nói.
2. Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển
Báo cáo Việt Nam 2035 đã nêu ra những mặt hạn chế và nhấn mạnh yêu cầu cải cách thể chế. Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra thực trạng đang diễn ra về việc thiên vị các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân có quan hệ thân hữu với nhà nước, đã làm giảm khả năng của cơ quan nhà nước trong việc ban hành các quy định phù hợp tối ưu với nguyên tắc quản lý kinh tế lành mạnh, làm méo mó thị trường.
Ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Thông điệp quan trọng nhất của Báo cáo này là đổi mới, đổi mới mạnh mẽ, liên tục đổi mới là yêu cầu quan trọng nhất để phát triển. nếu như vào Thế kỷ 19, kinh tế Việt Nam ngang bằng, thậm chí vượt nhiều quốc gia trong khu vực, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tụt hậu, bị bỏ lại rất xa. Nguyên nhân chính là những bất cập về thể chế. Do vậy, nếu không cải cách thể chế thì Việt Nam còn bị bỏ xa hơn nữa.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI lưu ý, trước thời cơ chuyển đổi hiện nay, nếu quyết tâm nỗ lực thì trong 20 năm nữa, Việt Nam có thể đuổi kịp được mức phát triển của Hàn Quốc năm 2000, còn nếu không quyết tâm thì Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
Tuy vậy, theo các tác giả của bản Báo cáo, “Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn cũng không hề nhỏ. Để đạt được khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách dựa trên các vấn đề nêu trên”.
“Chúng tôi tin rằng, những thế hệ người Việt Nam hiện nay và tương lai chắc chắn có đủ ý chí, bản lĩnh và năng lực để thực hiện thành công công cuộc đổi mới này” – bản Báo cáo khép lại với nhận định đầy lạc quan./.
Nguồn: Tổng hợp tin từ: http://baochinhphu.vn/, http://www.baohaiquan.vn/, http://dantri.com.vn/.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.