• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

05/ Tháng 6

Thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam một cách bền vững

Nhằm hưởng ứng ngày Môi
trường Thế giới năm 2024, ngày 4/6, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng tổ chức Tọa
đàm “Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh bền vững”.

Triển khai mô hình kinh tế xanh tại Việt
Nam còn gặp nhiều khó khăn

Phát
biểu tại toạ đàm, bà Hoàng Thanh Nhàn – Tổng Biên tập Thời báo Ngân hàng – cho
biết, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu và đối diện với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do
một thời gian dài phát triển dựa vào các nguồn tài nguyên, lao động giá rẻ.
Trong bối cảnh đó, thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một bước đi tất
yếu để Việt Nam có thể tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Tuy
nhiên, việc triển khai mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của Việt Nam còn
gặp nhiều khó khăn. Bởi tại Việt Nam, đây đều là những mô hình kinh tế mới,
hành lang pháp lý cho các mô hình này chưa hoàn thiện, nhận thức của chính
quyền địa phương, doanh nghiệp, người dân còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, năng
lực tài chính có hạn cũng là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp trong quá
trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Chia
sẻ tại tọa đàm, TS. Trần Thị Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương – phân tích, Việt Nam chưa có bộ tiêu chí chung để nhận
diện, đánh giá, tổng kết và đưa ra phân loại chính xác mức độ phát triển của
kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn, dù được đề cập nhiều, song vai trò, lợi ích, bản
chất, nội dung, tiêu chí của nông nghiệp tuần hoàn chưa rõ, thậm chí chưa có.

Ở một
khía cạnh khác, Việt Nam chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu cần thiết trong quá
trình sản xuất, tiêu thụ của vòng đời sản phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn gặp
khó khăn về cả thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho kinh tế tuần hoàn.
Mặc dù đã có các văn bản quy phạm pháp luật quy định tương đối đầy đủ để phát
triển thị trường tái chế chất thải rắn, nhưng thị trường này vẫn chưa được hình
thành đầy đủ do thiếu những cơ chế, chính sách liên kết giữa các doanh nghiệp,
nhà sản xuất; các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm
tái chế…

Ngành Ngân hàng và những nỗ lực thúc đẩy
kinh tế xanh

Với
vai trò huyết mạch của nền kinh tế, thời gian qua ngành Ngân hàng đã triển khai
nhiều giải pháp hỗ trợ quá trình xanh hóa của nền kinh tế.


Hoàng Thanh Nhàn cho biết, tính đến ngày 31/3/2024, có 47 tổ chức tín dụng phát
sinh dư nợ tín dụng xanh với gần 637.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,5% tổng dư
nợ toàn nền kinh tế. So với thời điểm cuối năm 2015, khi bắt đầu triển khai
chương trình tín dụng xanh, dư nợ chỉ 71.000 tỷ đồng. Sau 9 năm, dư nợ cho
chương trình xanh tăng 9 lần, bình quân mỗi năm tăng 100%.

Nếu
đánh giá so với dư nợ bình quân chung của cả nền kinh tế, tín dụng xanh đã tăng
gấp 7 lần. Trong 637.000 tỷ đồng tín dụng xanh được tập trung chủ yếu vào các
ngành năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng 47%, nông nghiệp xanh khoảng 32%, nước
sạch cho đô thị nông thôn khoảng 11% và phần còn lại dành cho lâm nghiệp. Tín
dụng trung dài hạn chiếm 77% tổng dư nợ xanh.

Bà Hoàng Thanh Nhàn, Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng

Thông
tin về tình hình triển khai thực tiễn tại tổ chức tín dụng, bà Nguyễn Thị Thu
Hà, Giám đốc Trường đào tạo cán bộ Agribank cho biết, Agribank đã tích hợp phát
triển xanh trong chiến lược phát triển của ngân hàng, đồng thời luôn đồng hành
cùng với người nông dân, doanh nghiệp trên khắp mọi miền tổ quốc, đảm bảo đủ
nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh với nhiều cách làm sáng tạo,
hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể.

Agribank
có lợi thế là ngân hàng có gần 2.300 chi nhánh, tổng tài sản là hơn 2 triệu tỷ
đồng, dư nợ nền kinh tế hơn 1,55 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là gần 1 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 32% dư nợ cho
vay nông nghiệp, nông thôn của toàn ngành ngân hàng và luôn chiếm khoảng 60-70%
dư nợ nền kinh tế của Agribank.

“Vốn
tín dụng của Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, huyện đảo, vùng
sâu vùng xa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.
Hiện Agribank đang triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2
chương trình Mục tiêu Quốc gia trong nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là một
trong những mắt xích quan trọng chuỗi liên kết phát triển bền vững và hỗ trợ
giảm phát thải”, đại diện Agribank chia sẻ.

Agribank
liên tục nhiều năm liền được bình chọn là Ngân hàng hỗ trợ đầu tư cho nông
nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh. Từ năm 2016,
Agribank đã tiên phong triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu
50.000 tỷ đồng và không hạn chế về nguồn vốn phục vụ sản xuất “nông nghiệp
sạch” vì sức khỏe cộng đồng với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm.

Cần sự thay đổi từ nhận thức đến hành vi


Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương
cần “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Hiện thức hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ
chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.


Tại
Hội nghị COP26 (tháng 11/2021), Việt Nam đã đưa ra những cam kết mạnh mẽ về
giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero)
vào năm 2050, trong đó chuyển đổi cơ cấu năng lượng sang ưu tiên năng lượng
sạch, tái tạo là trọng tâm.


Cam
kết này đã gửi đến cộng đồng quốc tế một tín hiệu rõ ràng về định hướng và
quyết tâm của Việt Nam hướng tới phát triển một nền kinh tế carbon thấp và bền
vững…


Những
định hướng chiến lược trên cho thấy, Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc
định hướng cho doanh nghiệp thông qua việc tạo ra cơ chế, chính sách, các công
cụ điều hành nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh trong nền kinh tế và doanh nghiệp
chính là hạt nhân của kinh tế xanh.


Trao
đổi tại toạ đàm, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV chỉ ra 5 lĩnh
vực cần ưu tiên tăng trưởng xanh, bao gồm: Nông nghiệp xanh, sạch và ứng dụng
công nghệ cao; Phát triển đô thị và phương thức vận tải bền vững (đô thị chiếm
78% tiêu thụ năng lượng và 60% khí phát thải nhà kính toàn cầu, theo UB Habitat);
Chuyển đổi năng lượng sạch; Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn (hiện tại,
62% khí thải nhà kính là từ sản xuất, 38% từ phân phối và tiêu dùng); Gìn giữ
đại dương sạch và hiệu quả (Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có kinh tế biển…)


Đề
cập tới phát triển kinh tế tuần hoàn, TS. Lại Văn Mạnh, Trưởng ban Kinh tế Tài
nguyên và Môi trường, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Tài nguyên và Môi trường kiến nghị, Việt Nam cần thiết lập lộ trình phù hợp với
các trụ cột chính phải tập trung gồm: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và
phát triển các thực hành tốt về thực hiện kinh tế tuần hoàn; Xây dựng, hoàn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực
hiện kinh tế tuần hoàn; Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng; Quản lý chất thải để thực hiện kinh tế tuần hoàn;
tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Quang cảnh toạ đàm

Đối
với các ngành, lĩnh vực ưu tiên, TS. Lại Văn Mạnh cho rằng, cần tiếp cận theo
hướng khuyến khích tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội đổi mới sáng tạo áp
dụng kinh tế tuần hoàn nhưng cần tập trung vào các ngành lĩnh vực ưu tiên, có
tiềm năng và cấp bách cho bảo vệ môi trường như nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến
chế tạo, chất thải, giao thông, năng lượng…

Về
phía các doanh nghiệp, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược
thương hiệu và cạnh tranh khuyến nghị, khi thế giới đối mặt với nhiều bất định,
rủi ro, doanh nghiệp cần học cách quản trị rủi ro các “cú sốc”; trước
một thế giới liên kết, doanh nghiệp cần học cách tăng cường năng lực cạnh tranh
thông qua kết nối thị trường, đối tác; trước một thế giới đi cùng những bước
nhảy vọt về công nghệ, vì sự phát triển bền vững, doanh nghiệp học để sáng tạo
không ngừng và chuyển đổi số thành công, học để có tầm nhìn và chiến lược sản
xuất kinh doanh mới…

Nguồn: thitruongtaichinhtiente.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.