Chi tiết tin tức
Tăng cường quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương
(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan hướng dẫn, đôn đốc và giám sát các địa phương rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPTĐP).
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổng hợp và đề xuất các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, tháo gỡ trong khung pháp lý về Quỹ ĐTPTĐP nhằm tăng cường quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ ĐTPTĐP, trong đó làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 năm 2016.
Đồng thời huy động nguồn vốn ODA cho các Quỹ ĐTPTĐP vay lại theo quy định.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường quản lý, hướng dẫn các Quỹ ĐTPTĐP trong hoạt động cho vay, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với các Quỹ ĐTPTĐP cho phù hợp với quy định hiện hành và đặc thù của Quỹ.
Hội đồng nhân dân, UBND các địa phương tăng cường quản lý, kịp thời có giải pháp xử lý, khắc phục các hạn chế, tồn tại trong thành lập, tổ chức và hoạt động của các Quỹ ĐTPTĐP của địa phương, bảo đảm việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các Quỹ ĐTPTĐP được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 và pháp luật liên quan.
Hội đồng nhân dân, UBND các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27/8/2015 về tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước; chủ động đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP để kiên quyết cho dừng hoạt động, giải thể đối với các Quỹ đã thành lập nhưng hoạt động không đúng mục đích, quy định của pháp luật, không đủ điều kiện thành lập hoặc không hiệu quả. /.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.