• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

27/ Tháng 6

Phát triển kinh tế xanh là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới

Phát triển kinh tế xanh hiện là ưu tiên hàng đầu và
mục tiêu mà mọi quốc gia hướng tới nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền
vững về môi trường và công bằng về xã hội.

 

  

Quang cảnh Hội thảo khoa học
quốc gia “Phát triển kinh tế xanh – Lý luận và thực tiễn”.

Tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững

Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển
kinh tế xanh – Lý luận và thực tiễn” diễn ra ngày 26/6/2024, ông Phạm Gia Túc –
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định chia sẻ, Nam Định đang triển
khai đồng bộ nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, ưu tiên thu hút các
dự án lớn có công nghệ cao, kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, đóng góp
nhiều cho ngân sách Nhà nước.

Theo ông Phạm Gia Túc, quán triệt sâu sắc chủ trương
của Đảng về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh đối với sự phát triển của đất
nước và của địa phương, trong quá trình phát triển kinh tế, Nam Định luôn chú
trọng đến công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường từ
các làng nghề, kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh khí thải tại các khu, cụm
công nghiệp.

Đồng thời, Nam Định hướng tới xây dựng mô hình tăng
trưởng theo hướng hiện đại, xanh, bền vững, đạt được các mục tiêu về ứng phó
với biến đổi khí hậu và đặc biệt là thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam
tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP26.

Vừa qua, theo công bố đánh giá chỉ số xanh cấp tỉnh
(PGI) do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển
Quốc tế Hoa Kỳ công bố vào tháng 5/2024, Nam Định đạt 27,75 điểm, tăng 15,35
điểm so với năm 2022; trong đó 3/4 chỉ số thành phần tăng điểm gồm giảm thiểu ô
nhiễm và thiên tai, đảm bảo tuân thủ, chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ
trợ.

Phát triển nền kinh tế xanh hướng đến mục tiêu vì con
người, bảo đảm phúc lợi cao nhất, công bằng về mặt xã hội, hạn chế tối đa rủi
ro cho môi trường, sinh thái, tôn tạo và phát triển hệ sinh thái tự nhiên đã
trở thành xu hướng phát triển tất yếu trên thế giới hiện nay.

Ông Lê Quốc Minh – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên
tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo
Việt Nam cho biết, phát triển kinh tế xanh hiện là ưu tiên hàng đầu và mục tiêu
mà mọi quốc gia hướng tới nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về
môi trường và công bằng về xã hội.

Tại Việt Nam, xây dựng nền kinh tế xanh đã được xác
định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030.
Cụ thể hóa chủ trương này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu tổng quát
là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường
và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng
góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu.

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển kinh
tế xanh

Tuy nhiên, thực tế phát triển kinh tế xanh hiện nay
còn gặp nhiều rào cản như các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật cụ thể
hướng tới thực hiện kinh tế xanh ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, mới dừng ở
việc đề xuất hướng tiếp cận, chủ yếu tập trung vào tăng trưởng xanh.

Phát triển nền kinh tế xanh
hướng đến mục tiêu vì con người, bảo đảm phúc lợi cao nhất.

Bên cạnh đó, ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và
môi trường chưa cao, vấn đề tài chính, nguồn vốn cho thực hiện mục tiêu xây
dựng và phát triển kinh tế xanh còn thiếu, công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với
thế giới phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, xử lý chất thải kém
dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp.

Các ngành sản xuất năng lượng sạch, như gió, mặt
trời… phát triển chưa đủ mạnh để đáp ứng được nhu cầu năng lượng quốc gia.
Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất
của biến đổi khí hậu. Vì vậy, lộ trình xây dựng nền kinh tế xanh trong bối cảnh
biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn, thách thức…

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Trọng Lâm, Giám đốc –
Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, để tiếp tục thúc đẩy
phát triển kinh tế xanh hiệu quả, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách
về phát triển kinh tế xanh đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của
doanh nghiệp, người dân vào nền kinh tế xanh.

Đồng thời, phát huy trách nhiệm và thay đổi hành vi
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp, người dân theo hướng “xanh
hóa”, bền vững và thân thiện với môi trường, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái.

Ông Lại Xuân Môn – Phó Trưởng ban Thường trực Ban
Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
cho rằng, 5 nhóm giải pháp để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xanh hiệu
quả trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về phát
triển kinh tế xanh đồng bộ, hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân về lợi ích của việc
chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và những yêu cầu để phát triển kinh tế
xanh ở Việt Nam.

Đồng thời, xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển
kinh tế xanh theo từng giai đoạn phát triển của đất nước theo hướng phát triển
bền vững, xây dựng cơ cấu kinh tế xanh với ba trụ cột: nông nghiệp – công
nghiệp – dịch vụ thích ứng với xu thế biến đổi khí hậu; huy động tối đa và phân
bổ hợp lý các nguồn lực trong và ngoài nước vào quá trình chuyển dịch sang tăng
trưởng xanh; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi xanh,
tăng trưởng xanh.

 Nguồn: thoibaonganhang.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.