• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

06/ Tháng 6

Nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Theo số liệu của NHNN, đến ngày 10/5, tín dụng tăng 1,95% so với cuối năm 2024, tương đương dư nợ tín dụng đã tăng thêm hơn 264.400 tỷ đồng. Như vậy, tín dụng đã tiếp tục đà tăng trưởng sau khi ghi nhận giảm trong hai tháng đầu năm.

Tín dụng dần phục hồi

Có được kết quả này một phần nhờ mặt bằng lãi suất cho vay đang được giữ ổn định ở mức thấp. Theo đó, dù có nhiều biến động trong và ngoài nước gây áp lực đối với điều hành chính sách tiền tệ, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD có thể tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để có thêm điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Kết quả, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các NHTM tiếp tục xu hướng giảm trong các tháng đầu năm 2024. Số liệu thống kê cho thấy, đến ngày 10/5/2024, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân đối với các giao dịch phát sinh mới của các NHTM ở mức 3,16%/năm và 6,05%/năm, giảm lần lượt 0,36%/năm và 1,04%/năm so với cuối năm 2023.

Các chuyên gia đánh giá, với mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, ngân hàng đang rất nỗ lực để đẩy nguồn vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng với chi phí hợp lý. Ngoài ra, các NHTM cũng đang tiếp tục triển khai quyết liệt các chương trình tín dụng chính sách; gói tín dụng 125.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội (hiện quy mô đã tăng lên 125.000 tỷ đồng với sự tham gia của TPBank); gói 30.000 tỷ đồng cho vay lâm sản, thủy sản; các chương trình tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực xăng dầu, thu mua lúa gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long… Tất cả các giải pháp đều được thực hiện đồng bộ để có thể thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, tính đến cuối tháng 3, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là 3,7% còn tính đến thời điểm hiện tại là 4,1%. Động lực để tăng trưởng tín dụng của VietinBank là tập trung vào lĩnh vực xanh. Đại diện ngân hàng cho biết đã tiên phong ký với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai cấp vốn và tái cấp vốn cho các dự án ESG (bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững và tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường, xã hội và cách quản trị doanh nghiệp). Với đà tăng tín dụng như hiện nay, lãnh đạo VietinBank tự tin về tính khả thi của kế hoạch năm nay khi hạn mức tăng trưởng tín dụng VietinBank được NHNN phê duyệt là 14%.

Ở khối NHTM cổ phần, ACB và Sacombank cũng cho biết đã duy trì được mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn so với quý I/2023, chủ yếu do các ngân hàng này đã thực hiện các gói vay sản xuất – kinh doanh ưu đãi dành cho doanh nghiệp. Cụ thể, Sacombank cung cấp gói tín dụng lên đến 40.000 tỷ đồng, với lãi suất chỉ dưới 6%/năm cho khách hàng có đầu ra tốt; trong khi từ đầu năm 2024, ACB tập trung phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp FDI và gói ưu đãi cho vay các doanh nghiệp thực hiện các dự án xanh với hạn mức 2.000 tỷ đồng và lãi suất thấp.

Tại VPBank, đại diện nhà băng này cũng cho biết hạn mức tăng trưởng tín dụng của VPBank cho năm 2024 thuộc top cao được NHNN giao chỉ tiêu từ đầu năm. Vì thế, ngân hàng đã lên kịch bản cơ sở tăng trưởng tín dụng ở mức 20% trong năm 2024, tiếp tục ưu tiên các phân khúc chiến lược là bán lẻ, SME và tiến quân sang mảng FDI, nhằm tận dụng các cơ hội thị trường mang lại và lợi thế của đối tác SMBC, trong nỗ lực đa dạng hóa doanh thu và gia tăng lợi nhuận…

Nhu cầu vốn đang gia tăng

Tuy đang giữ được đà tăng trưởng tín dụng nhưng theo các chuyên gia, tín dụng tăng 1,95% theo cập nhật mới nhất vẫn ở mức khá khiêm tốn. Lý giải nguyên nhân, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, xu hướng tăng trưởng tín dụng thấp không chỉ ở Việt Nam mà đây là xu hướng chung của thế giới khi các nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt các thành viên của Chính phủ, trong đó có NHNN thực hiện rất nhiều các giải pháp để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Thống đốc chỉ rõ, tín dụng tăng thấp có rất nhiều nguyên nhân đó là vấn đề đầu ra cả về xuất khẩu và đầu ra ở trong nước. Các lĩnh vực có vốn vay lớn như thị trường bất động sản hiện nay đang gặp khó khăn về yếu tố pháp lý và Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt, thành lập các Tổ công tác để hướng dẫn các địa phương giải quyết. Bên cạnh đó còn là do yếu tố thời vụ vào các tháng đầu năm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, rủi ro nợ xấu tăng…

Thống đốc cho biết, lãnh đạo Chính phủ thời gian vừa qua đã tăng cường chỉ đạo việc thúc đẩy đầu tư công và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, qua đó sẽ tác động lan tỏa dòng tiền đối với doanh nghiệp và từ đó sẽ kích hoạt tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Các chuyên gia cũng cùng chung nhận định, tín dụng sẽ tiếp tục khởi sắc và tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm 2024. TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam dẫn chứng, số liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm 2024 cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh đã phục hồi và nhộn nhịp hơn, tình hình xuất nhập khẩu cũng gia tăng, sôi động trở lại, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân bắt đầu gia tăng và khởi sắc. Đây mới là cơ sở vững chắc cho việc tăng trưởng tín dụng trong năm nay. Về vấn đề lãi suất, chuyên gia cho rằng dù tăng hay giảm cũng sẽ chỉ là một trong các yếu tố để quyết định tăng trưởng tín dụng, thậm chí không phải là yếu tố có tính quyết định nhất. Bên cạnh nguồn vốn ưu đãi, ngân hàng cần tăng cường thúc đẩy số hóa, thiết kế các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng và nắn dòng tín dụng vào các lĩnh vực đang là động lực tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ./.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.