• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

10/ Tháng 12

Khi ngân hàng “để ý” hơn doanh nghiệp siêu nhỏ

Theo thống kê năm 2017, DNNVV chiếm khoảng 98,1% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó tới gần 90% là đối tượng DN nhỏ và siêu nhỏ. Tuy nhiên, số DN tiếp cận được vốn ngân hàng còn rất khiêm tốn. Song nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ phía DN như thiếu tài sản bảo đảm, tài chính thiếu minh bạch…

Trong khi đó, DNNVV luôn là đối tượng được các ngân hàng quan tâm đặc biệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Bằng chứng là các nhà băng không ngừng đưa ra các gói tín dụng ưu đãi để hỗ trợ khối DN nghiệp này lớn mạnh.

Chẳng hạn SHB đang triển khai chương trình “Tiếp sức kinh doanh, thành công vượt trội” cho khách hàng là DN siêu nhỏ được lựa chọn các gói phù hợp với nhu cầu DN gồm: tài trợ vay siêu tốc, tài trợ hoá đơn, tài trợ vay tín chấp. Trong đó, với gói tài trợ vay tín chấp, các khách hàng DN siêu nhỏ đang phát sinh vay vốn tại SHB sẽ được vay lên tới 3 tỷ đồng, không tài sản đảm bảo với thời hạn vay lên tới 12 tháng.

Hay như mới đây, PVcomBank là một trong số ngân hàng nhận giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2018” với hạng mục “Ngân hàng đồng hành cùng DNNVV, DN siêu nhỏ năm 2018”. Nhà băng này đã xây dựng nhiều gói tín dụng phù hợp với từng ngành nghề DN, hỗ trợ các DN từ vốn ngắn hạn đến trung và dài hạn với cơ chế linh hoạt, nhiều ưu đãi hấp dẫn,  trong năm qua cũng có những hình thức hỗ trợ cho đối tượng DN nhỏ và siêu nhỏ: OCB áp dụng chính sách miễn phí chuyển khoản trong nước với khách hàng DN siêu nhỏ; Eximbank cũng hỗ trợ DN quy mô nhỏ/siêu nhỏ có nhu cầu vốn lưu động ngắn hạn với lãi suất vay chỉ từ 6,8%/năm;… Còn với những ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank… thì không cần phải nói khi thường xuyên có chương trình tín dụng dành riêng cho phân khúc khách hàng này.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc SHB thì “mặc dù là lực lượng đông đảo và có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội, song bộ phận DN có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Gói ưu đãi của các ngân hàng sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN siêu nhỏ vay vốn, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần thúc đẩy việc mở rộng quy mô cũng như cải tiến hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng và kịp thời.

Vấn đề lớn nhất đối với các đối tượng DN này khi tiếp cận tín dụng với hệ thống ngân hàng đó là phần lớn đều là DN trẻ, chưa đủ thời gian xây dựng lòng tin với khách hàng. Ngân hàng thường chưa có đủ kinh nghiệm và thông tin cần thiết để giao dịch thành công với đối tượng này. Tỷ lệ “sống sót” của các DN trẻ thường rất thấp – là rủi ro quá lớn cho các ngân hàng. Thêm vào đó, các DN này do đang trong quá trình hoàn thiện nên thường yếu kém trong tổ chức hoạt động kinh doanh, quản lý và khả năng marketing. “Họ thường không có đủ các nhân viên kế toán đủ trình độ, không áp dụng đúng và đầy đủ các chuẩn mực kế toán, làm cho các hồ sơ thiếu minh bạch nên rất khó để ngân hàng lấy thông tin chính xác từ các bảng tổng kết kế toán của DN nhỏ/siêu nhỏ”, chuyên gia nhìn nhận.

Chuyên gia cũng cho rằng, đối với các nước đang phát triển, việc nhà nước vay nợ nhiều cũng có thể sẽ tạo ra hiệu ứng chèn lấn khiến các DNNVV, trong đó có đối tượng DN nhỏ/siêu nhỏ càng khó tiếp cận vốn. Do khi Chính phủ vay nợ nhiều, nguồn vốn khan hiếm sẽ được các TCTD dành cho trái phiếu Chính phủ ít rủi ro hơn là cho đối tượng DN này. Chính phủ siết chặt kỷ luật tài khoá cũng là yếu tố giúp các DN này tăng khả năng tiếp cận vốn.

IMF cũng như WB đều nhận định, khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV, trong đó có đối tượng DN nhỏ/siêu nhỏ là vô cùng quan trọng với sự phát triển và mở rộng của các DN này. Tuy nhiên, sự mở rộng và phát triển này không thể bị đánh đổi bằng sự bất ổn tài chính. “Các giải pháp hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho DNNVV nói chung, trong đó có DN nhỏ/siêu nhỏ phải được thực hiện song song với các biện pháp nâng cao khả năng giám sát tài chính đối với các TCTD”, chuyên gia chia sẻ.

Theo TS. Cấn Văn Lực, đối với các định chế tài chính cần thiết kế các sản phẩm đặc thù đối với đối tượng này. Xây dựng phương thức thẩm định phù hợp với SMEs, tăng cường phối hợp các tổ chức/hiệp hội, chuyên gia ngành nghề để nâng cao chất lượng thẩm định. Tăng cường cung cấp các dịch vụ  như tư vấn, đào tạo, thông tin… cho khách hàng SMEs, đồng thời rà soát, đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng đã thiết kế. Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần đẩy nhanh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, giảm thiểu chi phí, thủ tục hành chính qua đó có thể tăng khả năng tiếp cận tín dụng của DN.

“Phối hợp các cơ sở bán lẻ, hiệp hội, quỹ bảo lãnh… giảm thiểu chồng chéo trong thẩm định, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Tăng cường ứng dụng CNTT, nhất là quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu, khách hàng DNNVV; hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức của DNNVV về tài chính – tín dụng”, ông Lực cho hay.

Hiển nhiên, để DN tiếp cận được vốn không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng, bản thân DN cũng phải minh bạch hoá hoạt động, báo cáo tài chính; thiện chí hợp tác, phối hợp với TCTD trong cung cấp thông tin, cơ cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp… Đặc biệt phải chủ động để tăng hiểu biết về tài chính – tín dụng, bảo lãnh và các chính sách hỗ trợ DNNVV./.

Nguồn: Theo Khuê Nguyễn (thoibaonganhang.vn)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.