Chi tiết tin tức
Diễn đàn toàn cảnh ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững
Ngày 8/5/2018, tại Hà Nội, Thời báo kinh tế Sài Gòn tổ chức Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng với chủ đề: ‘Ngân hàng 2018: Hướng tới phát triển bền vững’.
Tham dự diễn đàn có Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; các bộ ngành liên quan; đại diện các tổ chức tài chính quốc tế; các chuyên gia tài chính, ngân hàng; đại biểu Quốc hội; một số công ty tài chính, chứng khoán, DN…
Toàn cảnh diễn đàn
Diễn đàn gồm 3 phiên chính: Chính sách tiền tệ và những lựa chọn phù hợp trong bối cảnh hiện nay; định hướng điều hành chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm 2018. Nhìn lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng; Định hướng, giải pháp thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong thời gian tới; Kết quả sau một năm triển khai thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Giải pháp tăng cường an ninh bảo mật trong hoạt động thanh toán và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Diễn đàn điểm lại những thành công trong điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng; những kết quả quan trọng trong hoạt động tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu, đặc biệt sau khi Quốc hội khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu; về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; các vấn đề về đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và việc ứng dụng những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển công nghệ ngân hàng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ông Phạm Huyền Anh- Phó Chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ ra rằng, công tác tái cơ cấu và xử lý nợ xấu vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ tích cực để giải quyết khó khăn cho tổ chức tín dụng; khó khăn về mặt truyền thông trong quá trình thu giữ tài sản theo tinh thần Nghị quyết 42. Ngoài ra, điều kiện tài sản đảm bảo được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết 42. Một khó khăn nữa là vướng mắc liên quan đến việc tăng vốn cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước về mặt pháp lý và thực tiễn triển khai.
Bên cạnh đó, Diễn đàn cũng phân tích những cơ hội, thách thức cũng như kỳ vọng của ngành Ngân hàng trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Diễn đàn sẽ mang lại những thông tin bổ ích, những phân tích có chiều sâu về điều hành chính sách tiền tệ, quá trình tái cơ cấu ngân hàng, và hoạt động thanh toán, những gợi ý về chính sách và giải pháp cho cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại, nhà đầu tư, cho cổ đông các ngân hàng thương mại và cho khối DN…
Thanh Thủy
Theo Báo Thời báo Ngân hàng
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.