Chi tiết tin tức
Điểm tựa cho chuyển đổi số
Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động Ngân hàng.
Theo Chỉ thị số 02/CT-NHNN, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tập trung triển khai có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp như: Chủ động triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN. Nâng cao nhận thức của các tập thể, cá nhân trong ngành Ngân hàng về vai trò, lợi ích của hoạt động chuyển đổi số. Người đứng đầu chịu trách nhiệm trực tiếp về chỉ đạo triển khai chuyển đổi số trong cơ quan, tổ chức, lĩnh vực được phụ trách. Tiếp tục chú trọng và tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn, giảm thiểu tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình cung ứng, thực hiện các hoạt động ngân hàng trên môi trường số. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp hiểu rõ và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số…
![]() |
Ảnh minh họa |
Thống đốc cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc NHNN Trung ương; các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 02/CT-NHNN. Trong đó, Thống đốc yêu cầu các vụ, cục chức năng NHNN: Rà soát, nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển đổi số Ngân hàng; Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an trong việc tổ chức triển khai thí điểm Mobile – Money; Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng, xây dựng chủ trương, định hướng công nghệ, các quy định khung về phát triển công nghệ và chuyển đổi số. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Công an trong việc triển khai, tạo điều kiện cho các TCTD, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được kết nối, khai thác thông tin, dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân để phục vụ công tác xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử…
Liên quan đến vấn đề khai thác dữ liệu, từ tháng 6/2021 bốn NHTM (trong đó có ba NHTM nhà nước lớn) đã ký kết thỏa thuận với Bộ Công an về khai thác dữ liệu căn cước công dân. Đây được coi là bước tiến đáng kể trong thực hiện chiến lược số hóa của các Ngân hàng nhưng từ “thỏa thuận” đến triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể vẫn còn khoảng cách khá xa.
Kết luận phiên họp lần thứ nhất của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công an tập trung xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong tháng 12/2021; Nghị định về định danh và xác thực điện tử và Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước tháng 5/2022… Những quy định này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng, hỗ trợ cho các TCTD phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số tiện ích, an toàn hơn.
Có thể nói những năm gần đây sự phát triển như “vũ bão” của khoa học công nghệ nói chung và ứng dụng công nghệ trong số hóa hoạt động ngân hàng nói riêng đã khiến nhiều quy định pháp lý hiện hành không còn phù hợp. Lần đầu tiên, cùng với Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2022, NHNN đã ban hành riêng Chỉ thị về chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng. Điều này cho thấy ngành Ngân hàng xác định rất rõ tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi số. Song, để thực hiện được các mục tiêu của Ngành, cũng như mục tiêu quốc gia về chuyển đổi số còn rất nhiều việc phải làm. Mà, quan trọng nhất đó là xây dựng và ban hành khung pháp lý phù hợp thực tiễn, đảm bảo sự an toàn, minh bạch cho các bên tham gia cũng như công tác quản lý, điều hành của cơ quan chức năng.
thoibaonganhang.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.