• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

05/ Tháng 12

Cuối năm, nhiều ngân hàng bất ngờ hạ lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đột ngột hạ lãi suất huy động

Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, trong tuần qua có một vài ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất ở các kỳ hạn trên 12 tháng và một số ngân hàng giảm nhẹ lãi suất ở các kỳ hạn ngắn. Hiện, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.

Còn theo khảo sát của chúng tôi, biểu lãi suất công bố ngày 29/11 của BIDV điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0,3% xuống 0,2%. Ngoài ra, kỳ hạn 36 tháng từ 7,0% xuống 6,8%. Agribank mới đây cũng giảm lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán từ 0,5% xuống 0,3%, với kỳ hạn 1 tháng tăng nhẹ 0,1% lên 4,3%.

Ở khối ngân hàng cổ phần, VietCapital Bank liên tục tăng lãi suất ngay từ đầu năm nay thì giờ cũng đã có sự đổi chiều. Thay đổi biểu lãi suất trong ngày 29/11, VietCapital Bank áp mức lãi suất huy động mới giảm 0,05% đối với kỳ hạn 1-5 tháng; giảm 0,1% với các kỳ hạn 13 và 18 tháng. Hiện lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng là 5,3%, 3-5 tháng là 5,4%, 13 tháng là 7,5%, 18 tháng là 7,9%. Trước đó, vào ngày 09/11, ngân hàng này đã giảm 0,1% ở các kỳ hạn 6, 13 và 18 tháng xuống lần lượt 7%, 7,6% và 8%.

Trước đó, ngày 18/11 của Sacombank cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động với các kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng cùng giảm 0,1% xuống tương ứng 4,9% và 5,2%. Ngược lại, các kỳ hạn dài từ 15-36 tháng cũng được điều chỉnh tăng 0,2% lên 7%.

Ngân hàng Đông Á sau khi giảm sâu lãi suất trong tháng 10 thì đến nay ngân hàng vẫn chưa có động tĩnh thay đổi xu hướng. Lãi suất vẫn neo ở mức thấp hơn so với biểu lãi suất ngày 23/9 là 0,4% tại kỳ hạn 1-2 tháng về mức 4,4%/năm; kỳ hạn 3-4 tháng giảm 0,2% về lần lượt 4,8-4,9%.

Những ngân hàng quốc doanh còn lại như Vietcombank và VietinBank theo khảo sát của chúng tôi, biểu lãi suất vẫn được giữ nguyên từ cuối tháng 9 đến nay.

Trong khi đó, một số ngân hàng khác lại vừa tăng lãi suất huy động VND, cả ở kỳ hạn ngắn lẫn kỳ hạn dài. Ngân hàng VIB gần đây đã điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 3-5 tháng, 6-11 tháng tăng 0,5% lên lần lượt 4,9%, 5,1% và 5,6%; kỳ hạn 2 tháng tăng 0,65% lên 4,9%. Đáng chú ý, lãi suất huy động tại các kỳ hạn dài 24-36 tháng tăng 0,8% từ 6,2% lên 7%.

Theo biểu lãi suất có hiệu lực từ 17/11 tại BacABank, lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng ở mức 5,4%/năm trong khi các kỳ hạn từ 3-5 tháng lãi suất đồng loạt ở mức trần 5,5%/năm; kỳ hạn 7-8 tháng và 9-11 tháng tăng 0,2% lên 6,9% và 7%. Ở các kỳ hạn dài lãi suất khá cao như kỳ hạn từ 18-36 tháng, tăng 0,15% lãi suất đạt mức 7,55% và 7,65%/năm.

PVcomBank cũng mới công bố tăng lãi suất huy động, trong đó lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại PVcomBank tăng 0,2% lên 7,5%. Theo bảng lãi suất của BaoVietBank áp dụng từ ngày 22/11, kỳ hạn 11 tháng lãi suất huy động tiết kiệm định kỳ tăng 0,2% lên 6,6%, còn kỳ hạn 12 tháng tăng 0,1% lên 7,2%.

Nhà băng nhìn nhau mà “cân” lãi suất

Hiện lãi suất huy động VND giữa các ngân hàng lớn và ngân hàng có quy mô nhỏ vẫn có sự cách biệt khá lớn. Lãi suất các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, Agribank,… chỉ khoảng 4,3%/năm đến 4,5%/năm, còn lãi suất kỳ hạn dài chỉ khoảng 6,5%/năm nhưng tại một số ngân hàng nhỏ lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng vẫn kịch trần 5,5%/năm trong khi kỳ hạn dài lên tới 7,5-8% cao hơn lãi suất tại các ngân hàng lớn khoảng 1-1,5%/năm.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần phía Nam cho biết, việc giảm lãi suất dựa trên cơ sở cân đối lại tình hình thanh khoản. Đây là động thái tích cực nhằm tiết giảm chi phí, phấn đấu cắt giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Một số ngân hàng nhỏ trước đây đã áp dụng lãi suất khá cao nay điều chỉnh lại cho phù hợp với mặt bằng chung.

Cũng theo vị này, đợt điều chỉnh này chỉ manh nha ở một vài cá thể nhằm cân đối lại cho phù hợp và cân đối lại lãi suất giữa các ngân hàng. Trong khi chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết, thời điểm cao điểm vay vốn cuối năm, diễn biến lãi suất từ nay đến cuối năm chưa biết được.

Còn theo các chuyên gia, biến động tỷ giá gần đây cũng có tác động ít nhiều đến lãi suất, áp lực từ việc tăng tỷ giá lên VND là có, nếu đồng USD tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thì tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và thậm chí là dịch chuyển dòng tiền có thể sẽ diễn ra.

Nếu USD tiếp tục tăng thì dòng tiền có thể đảo chiều, chuyển từ kênh gửi tiết kiệm sang USD. Sự dịch chuyển tiền gửi tiền đồng sang đô la Mỹ có thể tiếp tục diễn ra, từ đó có thể gây áp lực lên thanh khoản tiền đồng. Khi đó, các NHTM sẽ phải xem xét điều chỉnh tăng lãi suất tiền đồng để thu hút vốn.

Hiện thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt dư thừa so với giai đoạn trước – điều này được thể hiện qua động thái bơm ròng qua kênh tín phiếu của NHNN và xu hướng tăng trở lại của lãi suất liên ngân hàng. Nhiều khả năng tín dụng đang tăng tốc mạnh khiến lượng vốn dư thừa trong hệ thống ngân hàng không còn nhiều như trước.

                                                                                                                                              Kim Tiền

Theo Trí thức trẻ

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.