Chi tiết tin tức
Cuối năm, mặt bằng lãi suất có thể chịu một số áp lực
Trong tháng 10, lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4,3% – 5,5%/năm, từ 6 tháng đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,3% – 6,8%/năm, từ 12 tháng trở lên trong khoảng 6,5% – 8%/năm.
Đối với lãi suất cho vay, theo NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm đối với ngắn hạn và 9%- 10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay từ 4%- 5%/năm.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô mới công bố của CTCK Vietcombank (VCBS), những tháng cuối cùng của 2016, mặt bằng lãi suất có thể chịu một số áp lực nhất định như tỷ giá nóng lên; FED tăng lãi suất dự kiến và tháng 12 sắp tới và tăng trưởng tín dụng gia tốc về cuối năm theo yếu tố mùa vụ.
Mặc dù vậy, khi phân tích sâu hơn, VCBS cho rằng những áp lực này là không lớn. Trước hết, tỷ giá và thị trường ngoại hối được kỳ vọng sẽ tiếp tục ổn định, những biến động về tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN như đề cập ở trên.
Tiếp theo đó, kịch bản FED tăng lãi suất trong tháng 12 đã được nhìn nhận, dự báo cũng như có sự chuẩn bị từ khá lâu. Đối với tăng trưởng tín dụng, cũng chưa thấy sự đột biết từ phía cầu của nền kinh tế trong bối cảnh tăng trưởng giảm tốc.
Ở chiều ngược lại, lãi suất đang được hỗ trợ bởi một số yếu tố như định hướng từ Chính phủ và NHNN trong việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp ở mức hợp lý để hỗ trợ nền kinh tế; lạm phát vẫn đang được giữ ở mức mục tiêu đề ra và thanh khoản của hệ thống ngân hàng mặc dù có thể sẽ bớt dư thừa trong ngắn hạn nhưng dự kiến sẽ không chuyển sang trạng thái thiếu hụt.
“Như vậy, chúng tôi không đánh giá cao việc mặt bằng lãi suất huy động và cho vay sẽ tăng trong những tháng tới mà nhiều khả năng sẽ tiếp tục được duy trì ở mức ổn định và chỉ dao động nhẹ quanh mức hiện tại”, báo cáo của VCBS nhận định.
Mai Ngọc
Theo Trí thức trẻ
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.