• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

01/ Tháng 6

Cuộc đua thanh toán số ngày càng gay cấn

Tại các quán trà đá vỉa hè, quán ăn nhỏ bên đường hay thậm chí là tại các bãi gửi xe, gánh hàng rong, không khó để người dân có thể tìm thấy một mã QR thanh toán. Thanh toán số nhất là hình thức thanh toán bằng mã QR đang phủ sóng rộng rãi khắp từ thành thị đến những miền quê. Theo số liệu thống kê mới nhất của NHNN, trong 4 tháng đầu năm 2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng hơn 57% về số lượng và gần 40% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, hoạt động thanh toán qua kênh Internet tăng 47% về số lượng và 30% về giá trị, kênh điện thoại di động tăng 59% về số lượng và 36% về giá trị. Trong khi đó, giao dịch qua ATM tiếp tục giảm hơn 14% về số lượng và giảm 8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Xét theo mốc thời gian rộng hơn, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet và di động bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103%. Riêng thanh toán qua mã QR tăng trưởng hơn 170% về số lượng và giá trị. Một trong những động lực tốc độ thanh toán qua QR tăng trưởng mạnh đó là các ngân hàng phát triển rất mạnh các hình thức thanh toán bằng mã QR, thẻ chíp phi tiếp xúc, thanh toán di động qua giao tiếp trường gần (NFC)…

Trên app của các nhà băng, người dùng có thể sử dụng tính năng thanh toán bằng mã QR để thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiền từ tài khoản của người dùng tới trực tiếp tài khoản của người bán. Theo các chuyên gia, đây chính là ưu điểm mà thanh toán bằng mã QR trên ứng dụng ngân hàng có được, nổi trội hơn các ví điện tử. Bởi lẽ, người dùng muốn thanh toán qua ví điện tử sẽ phải có thêm thao tác nạp tiền từ tài khoản ngân hàng vào ví. Chính vì vậy, để cạnh tranh với ngân hàng, mở rộng thị phần trên thị trường thanh toán, các ví điện tử nhập cuộc cạnh tranh bằng nhiều ưu đãi, khuyến mãi dành cho người dùng.


Theo khảo sát của phóng viên, hàng ngày, các ví điện tử tung hàng chục mã ưu đãi cho người dùng ở tất cả mọi dịch vụ trong cuộc sống như mua sắm quần áo, thiết bị điện tử, đồ dùng sinh hoạt, thanh toán hoá đơn ăn uống, vé xem phim… Ngoài ra, nhiều ví còn áp dụng hình thức hoàn tiền, người dùng chi tiêu càng nhiều, số tiền được hoàn lại càng lớn. Trong khi đó, với các nhà băng, tính năng hoàn tiền chủ yếu chỉ được áp dụng khi khách hàng chi tiêu bằng thẻ tín dụng.

Không chỉ dùng lại ở ưu đãi, các ví điện tử cũng tích cực tạo ra nhiều trải nghiệm thanh toán mới. Ông Nguyễn Tuấn Lương – Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNPAY cho biết, thời gian tới, VNPAY sẽ tập trung phát triển công nghệ AI nhằm liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách hàng. Đơn cử như việc biến một chiếc điện thoại thành thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ VNPAY SoftPOS (Tap to Phone). Theo ông Lương, trước đây, nếu các điểm bán của ngân hàng phải thêm chi phí mua máy POS thì với VNPAY SoftPOS có thể thay thế máy POS xử lý giao dịch thẻ không tiếp xúc thông qua sóng NFC. Điều này giúp ngân hàng, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, không cần mua thêm phần cứng, cơ động và việc nâng cấp dịch vụ cũng được quản lý trực tuyến. Thực tế công nghệ Tap to Phone cũng đang được nhiều nhà băng triển khai. Ngoài ra, các ngân hàng cũng đang tích cực phát triển các giải pháp thanh toán mới như thông qua sinh trắc học…

Mảnh đất màu mỡ của thanh toán số ngày càng chứng kiến những cuộc rượt đuổi gay cấn giữa ngân hàng và ví điện tử. Thị trường cũng chứng kiến không ít giải pháp thanh toán tiện lợi, sáng tạo được ngân hàng và ví điện tử bắt tay thực hiện. Đơn cử như Sacombank và Visa vừa công bố hợp tác với 3 ví điện tử hàng đầu tại Việt Nam: MoMo, VNPAY và ZaloPay nhằm mang đến trải nghiệm thanh toán thuận tiện hơn khách hàng thẻ cũng như các đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ.

Theo các chuyên gia, dù là cạnh tranh hay hợp tác, các ví điện tử, ngân hàng đều mong muốn đem lại trải nghiệm thanh toán tối ưu nhất dành cho người dùng. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để giữ chân khách hàng đó chính là an toàn, bảo mật. TS. Châu Đình Linh – Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, thanh toán hiện đại cũng đi kèm với rủi ro về an toàn, bảo mật, đây cũng là một trong những băn khoăn của nhiều người dân khi để tiền trong tài khoản thanh toán. Vì thế, các ngân hàng, ví điện tử cần tích cực cập nhật những công nghệ bảo mật hiện đại, an toàn nhất để tạo sự an tâm cho người dùng; đồng thời thường xuyên thông báo những chiêu thức lừa đảo mới, nâng cao ý thức cảnh giác của khách hàng; phối hợp với các cơ quan chức năng và khách hàng xử lý nhanh nhất khi có sự cố xảy ra. Ngân hàng kinh doanh dựa trên niềm tin, vì vậy chỉ khi giữ được niềm tin của người dùng, các nhà băng mới có thể phát triển các sản phẩm, dịch vụ của mình.

Vừa qua, NHNN đã ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNH hướng tới mục tiêu nâng cao tính an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ, được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây. Hiện các ngân hàng, ví điện tử đang gấp rút phối hợp với các bên liên quan để triển khai các quy định mới nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN, nâng cao bảo mật, an toàn cho người dùng. Các chuyên gia kỳ vọng, với những thay đổi trong hành lang pháp lý cùng với sự chuyển mình không ngừng của ngân hàng, ví điện tử, thị trường thanh toán số Việt Nam sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, người dùng được hưởng những trải nghiệm thanh toán vừa thuận tiện, vừa an toàn, từ đó là cơ sở để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt trong tương lai.

Nguồn: Hạ Chi (thoibaonganhang.vn)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.