Chi tiết tin tức
Xây dựng chuỗi giá trị cho trồng rừng gỗ lớn
Tỉnh Thừa Thiên- Huế đang khuyến khích người dân hướng tới trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC (Forest Stewardship Coucil – Hội đồng quản lý rừng), để tăng hiệu quả kinh tế, thay vì chỉ trồng rừng để khai thác chế biến dăm gỗ như hiện nay.
Lãng phí tài nguyên rừng
Ngoài rừng của các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, diện tích rừng trồng sản xuất thuộc đối tượng hộ gia đình quản lý là một trong những nguồn nguyên liệu rất tiềm năng cho phát triển gỗ lớn có giá trị cao nhưng lại đang còn bỏ ngỏ. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên người trồng rừng thường chỉ trồng và chăm sóc trong khoảng 4- 5 năm (thậm chí hơn 3 năm thôi) đã khai thác để bán nguyên liệu gỗ dăm nên giá trị sản phẩm gỗ nhỏ rất thấp, bình quân khoảng 60 – 80 triệu đồng/ha/cây đứng tùy địa bàn; trong lúc đó, nếu nuôi dưỡng rừng trồng đến 7- 8 năm có thể cho giá trị bình quân khoảng 200 -250 triệu đồng/ha cây đứng, cao hơn gấp 3 lần.
Thành lập Hội Chủ Rừng Phát triển Bền vững Thừa Thiên Huế
Hội Chủ Rừng Phát triển Bền vững Thừa Thiên Huế ra đời vào cuối tháng 10/2016 nhằm giúp các chủ rừng hộ gia đình quy mô nhỏ thực hiện được giấc mơ kinh doanh sản xuất rừng có chứng chỉ FSC của mình. Gần 1.000 héc-ta rừng của 259 hộ dân thuộc 4 huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ và Phú Lộc là những diện tích rừng đầu tiên của Hội được đánh giá theo tiêu chuẩn của FSC cuối tháng 10 này. Sự ra đời của Hội là kết quả của cả một quá trình nâng cao nhận thức, vận động và hỗ trợ người dân tham gia. Từ năm 2015, khi nhìn thấy những thành công và lợi ích rõ rệt của người dân trồng rừng có chứng chỉ FSC ở Quảng Trị, mong muốn và nhu cầu sản xuất kinh doanh rừng bền vững theo định hướng này của người dân tỉnh Thừa Thiên Huế càng được củng cố. Theo mục tiêu hỗ trợ cho phát triển sản xuất bền vững và có trách nhiệm, WWF-Việt Nam đã phối hợp với các đối tác liên quan chủ chốt của tỉnh là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Chi cục Kiểm Lâm tiến hành triển khai chương trình hỗ trợ cho các Nhóm hộ dân trồng rừng. Tiến trình thực hiện quản lý rừng theo chứng chỉ FSC lập tức được triển khai tích cực trên địa bàn tỉnh song song với tiến trình thành lập Hội. Mặt khác, giá gỗ rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC bán cao hơn gỗ không có chứng chỉ từ 20 đến 25%. Với việc bán trực tiếp tới các nhà máy, không cần thông qua thương lái trung gian, các hộ dân trồng rừng có thêm cơ hội ổn định đầu ra, tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
Một buổi đánh giá chứng chỉ rừng FSC năm 2016
“Phát triển rừng trồng theo hướng gỗ lớn có giá trị cao hướng tới đạt chứng chỉ rừng bền vững là ưu tiên chiến lược của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện trên toàn tỉnh, chúng tôi mới chỉ có khoảng 220 hecta rừng đạt chứng chỉ FSC của nhóm hộ, vì vậy sự ra đời của Hội là thực sự cần thiết để chúng tôi có điều kiện tốt hơn, xúc tiến mạnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận được các phương thức sản xuất kinh doanh rừng có giá trị kinh tế cao nhưng đảm bảo tính bền vững” – Ông Võ Văn Dự, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho hay. “Hy vọng trong thời gian tới, chúng ta có thể nhân rộng mô hình, có thêm nhiều nhóm hộ tham gia và tăng diện tích rừng trồng có chất lượng trên địa bàn tỉnh,” ông cho biết thêm.
Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên – Huế tập trung phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn giai doạn 2017-2020, vừa đảm bảo tính trước mắt, lâu dài và bền vững trong việc phát triển trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn cho công nghiệp chế biến lâm sản ở những địa bàn có tiềm năng về phát triển rừng. Tỉnh thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người trồng rừng tham gia vào việc quản lý rừng trồng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, giảm thiểu thiệt hại cho người trồng rừng trước những rủi ro do thiên tai gây ra…/.
Hà Chi
Nguồn : http://baothuathienhue.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế
Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”
Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.
Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024
Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD
Sáng ngày 23/8, tại Khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã diễn ra lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng chí Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đối tác quốc tế.
Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm
Sáng ngày 17/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kì họp lần thứ 8, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kì họp. Các đồng chí: Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân – TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.