• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

11/ Tháng 8

“Xanh hóa” – chìa khóa phát triển bền vững

Thực tế, tín dụng xanh ở Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn do nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan tới vốn, hành lang pháp lý chưa đầy đủ, khung đánh giá rủi ro môi trường – xã hội chưa hoàn thiện… song phải thừa nhận rằng các ngân hàng đều đang khá nỗ lực để tăng trưởng dư nợ cho vay các dự án năng lượng tái tạo, chung tay thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh.

Báo cáo của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho thấy, đến hết quý I/2021, dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh là gần 335 nghìn tỷ đồng – chiếm 3,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Trong đó, tín dụng xanh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, chiếm hơn 39% tổng dư nợ tín dụng xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch chiếm 37%.

xanh hoa chia khoa phat trien ben vung
Dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh tăng 0,46% so với năm 2020

Mới đây, SHB được The Asian Banking and Finance vinh danh tại hạng mục “Ngân hàng trách nhiệm xã hội – Ngân hàng xanh” khi là một trong các NHTMCP tư nhân có dư nợ cho vay các dự án xanh lớn nhất trong toàn hệ thống, lên đến 9.761 tỷ đồng, tính đến cuối năm 2020. SHB cũng là một trong 4 nhà băng tham gia giải ngân Dự án REDP (Dự án phát triển năng lượng tái tạo) do Ngân hàng Thế giới tài trợ từ năm 2014. Theo chia sẻ từ đại diện SHB, một trong những dự án nổi bật là từ tháng 7/2020, nhà băng triển khai sản phẩm tài trợ trọn gói Dự án năng lượng điện mặt trời mang đến nhiều ưu đãi ấn tượng cho khách hàng doanh nghiệp: ưu đãi về thời hạn cho vay (tối đa 15 năm); lãi suất thấp hơn 1%-1,5% so với lãi suất thông thường, tùy loại hình doanh nghiệp; ưu đãi về tài sản đảm bảo; giá trị khoản vay lên đến 70 – 100% giá trị tài sản đảm bảo…

Vừa qua, SeABank cũng đã có thoả thuận hợp tác với IFC, theo đó IFC sẽ tư vấn cho SeABank tăng cường danh mục đầu tư khí hậu cũng như áp dụng các thủ tục cụ thể để sàng lọc các khoản vay khí hậu có rủi ro môi trường và xã hội cao. Từ đó sẽ gia tăng cho SeABank khả năng tài trợ nhiều hơn cho các công trình xanh và các dự án sử dụng tài nguyên hiệu quả để giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

IFC cũng cung cấp khoản cho vay dài hạn trị giá 100 triệu USD cho OCB để hỗ trợ mở rộng cho vay với các dự án thân thiện với khí hậu tại Việt Nam. Dự kiến đến năm 2024, với hỗ trợ này của IFC thì OCB sẽ tăng gấp đôi danh mục cho vay DNNVV bằng cách tận dụng nền tảng ngân hàng kỹ thuật số và phát triển những sản phẩm đáp ứng nhu cầu lĩnh vực này.

Là một trong những ngân hàng đầu tiên tích hợp đánh giá quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng, Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, ngay từ năm 2015 nhà băng đã triển khai cấp tín dụng ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo cũng như các dự án sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thân thiện với môi trường.

Hay như MSB đưa ra định hướng tín dụng những tháng cuối năm 2021 tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng và ít chịu tác động bởi dịch bệnh, trong đó tín dụng cho năng lượng tái tạo sẽ là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Được biết, MSB đang hiện thực hoá kế hoạch triển khai loạt dự án nhà máy điện gió ở các địa phương với tổng đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, nằm trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng mà ngân hàng này dành riêng cho các dự án năng lượng tái tạo đã công bố.

HSBC Việt Nam cũng mới công bố triển khai chương trình tín dụng xanh dành cho khách hàng vay mua nhà tại dự án Cardinal Court – dự án của Phú Mỹ Hưng vinh dự đạt chứng chỉ công trình xanh EDGE, với mức lãi suất ưu đãi từ 6,1% đến 6,75% trong 6 đến 24 tháng đầu tiên của khoản vay mua nhà. Các khoản vay mua nhà đối với các dự án/tòa nhà xanh khác sẽ được xem xét và đánh giá dựa trên những tiêu chí tín dụng hiện tại của HSBC, chủ đầu tư xây dựng và uy tín của chứng chỉ xanh dành cho công trình đó. HSBC cũng sẽ xem xét thêm nhiều dự án đáp ứng và đạt chứng chỉ EDGE để bổ sung cho khoản vay này…

Chuyên gia nhìn nhận, để gia tăng dòng tín dụng vào những lĩnh vực không gây rủi ro cho môi trường – xã hội, NHNN cần đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD với những tiêu chí cụ thể về ngành, lĩnh vực. Có như vậy thì từng TCTD mới có cơ sở để thẩm định, đánh giá khi thực hiện cấp tín dụng cho các dự án. Bản thân từng TCTD cũng nghiên cứu để có những giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh phù hợp với định hướng, chiến lược, sản phẩm lợi thế, khách hàng mục tiêu… của từng ngân hàng trên nền tảng là khung chiến lược phát triển chung của toàn Ngành, để phát huy tốt nhất năng lực của mình trong triển khai tín dụng xanh./.

Nguồn: Minh Khuê (thoibaonganhang.vn)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.