• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

27/ Tháng 7

Tọa đàm ”Gỡ nút thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các DN tư nhân”

Thời gian qua, kinh tế tư nhân, nhất là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đã phát triển mạnh trên nhiều phương diện và đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và vùng miền.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và các tổ chức tín dụng cũng đã có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân, trong đó có DNTN, hộ gia đình cá thể thuộc mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc tiếp cận vốn tín dụng của DNTN vẫn gặp rất nhiều khó khăn về điều kiện vay vốn về tài sản thế chấp, về báo cáo tài chính…

Hệ lụy cho nền kinh tế khi DNTN không thể tiếp cận vốn tín dụng

Trả lời vấn đề trên, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn. Gần như 80% vốn của doanh nghiệp cũng do Ngân hàng cung ứng, và trong đó thì 80% thu nhập của Ngân hàng lại do nguồn tín dụng hoạt động truyền thống mang lại, nên tín dụng không tới được doanh nghiệp là ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống doanh nghiệp cũng như hệ thống ngân hàng. Đối với doanh nghiệp khi thiếu vốn thì sẽ không thể lớn lên được, không thể có vốn để mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật, để tăng sức cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp mãi bị nhỏ, lép vế và bị thu hẹp thị phần ở ngay trên sân nhà của mình. Ở góc độ vĩ mô, 97% trong hệ thống doanh nghiệp mãi mãi như vậy thì toàn bộ nền kinh tế rất khó có sự tái cơ cấu và nền kinh tế sẽ giảm sức cạnh tranh, khó có một sự tăng tốc tốt trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu này.

Đối với các Ngân hang, khi không cho vay được cũng sẽ bị giảm thị phần, giảm doanh thu. Đối với xã hội, việc doanh nghiệp không lớn lên được, nền kinh tế không phát triển tốt hơn thì sẽ ảnh hưởng tới việc làm, tới nguồn thu ngân sách và tới vị thế của kinh tế Quốc gia.

Tại sao các biện pháp gỡ khó cho DNTN chưa hiệu quả?

Ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước khẳng định  NHNN rất coi trọng và đã chỉ đạo rất quyết liệt các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân là đối tượng khách hàng quan trọng của các tổ chức tín dụng với dư nợ hiện nay gần 4 triệu tỉ đồng, và hàng triệu khách hàng đang còn dư nợ. Cụ thể, từ năm 2014 tỉ lệ cho vay đối với DNTN chỉ chiếm 53%; năm 2015 tăng 62% và tính đến tháng 4/2017 là 66%; tín dụng ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng và đóng góp tích cực vào sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, để duy trì tỉ trọng GDP của khu vực này ở mức là từ 39 đến 40%. Tuy nhiên, một số DNTN chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng thì nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp năng lực quản trị và khả năng tài chính còn hạn chế, báo cáo tài chính còn chưa được kiểm toán và không công khai minh bạch để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng thẩm định để quyết định cho vay.

Ông Tần cho biết thêm, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền ở các địa phương tích cực triển khai các chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, các hội nghị triển khai chương trình này đều có sự tham gia của chính quyền địa phương, các sở, ngành để cùng xem xét giải quyết. Bên cạnh sự nỗ lực của ngành ngân hàng, bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự cố gắng nâng cao khả năng tài chính, các thông tin phải minh bạch…

Đối với vấn đề NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, ông Tô Hoài Nam đánh giá là tốt nhưng chưa đủ. Ngoài việc giảm chi phí cho tài chính, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần giảm về thủ tục hành chính, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ vay tín chấp và tiếp cận nhiều hơn vốn trung và dài hạn. Đây là khu vực sáng tạo, năng động, nhưng muốn đưa sáng tạo ra thị trường thì phải có đầu tư và không thể đầu tư công nghệ lỗi thời, điều đó buộc họ phải có vốn. Trong khi đó các NHTM còn nhiều e ngại, không dám đột phá trong hỗ trợ vay vốn trung và dài hạn.

Giải pháp cho các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Quyết định 58/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động theo sự điều hành của địa phương với nguyên tắc là một doanh nghiệp muốn được quỹ bảo lãnh phải đáp ứng được 4 điều kiện là: có phương án tốt, khả thi; có tài sản thế chấp 15% tổng vốn muốn vay; có 15% vốn để tham gia vào các dự án được bảo lãnh và cuối cùng là doanh nghiệp phải không được nợ đọng thuế, bảo hiểm … Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, điều kiện bảo lãnh quá ngặt nghèo cộng với trách nhiệm của cán bộ thẩm định không cao và ngay cả phía doanh nghiệp xây dựng dự án cũng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ và hầu hết các quỹ bảo lãnh đều đang hoạt động chưa thật sự hiệu quả. Thực tế này đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh để quỹ hoạt động tốt hơn, việc xác định chính sách bảo lãnh nên dựa trên việc xem xét phương án sản xuất, kinh doanh là quan trọng nhất. Điều này sẽ tạo cơ hội cho nhiều dự án hơn được bảo lãnh từ quỹ. Cán bộ, nhân viên các quỹ cũng phải nâng cao năng lực, trách nhiệm của mình lên để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình thẩm định, xây dựng dự án, thông qua việc bảo lãnh. 

http://baochinhphu.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.