• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

08/ Tháng 6

Thúc đẩy phát triển bền vững – xu hướng tất yếu

Theo Phó Thống
đốc, để góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp và tối ưu hóa lợi ích hoạt
động kinh doanh bền vững, các doanh nghiệp cần công bố thông tin về phát triển
bền vững ra công chúng. Điều này không chỉ tăng cường sự minh bạch thông tin
của doanh nghiệp mà còn giúp đạt được sự thừa nhận từ bên ngoài. Do đó, Báo cáo
Phát triển bền vững ra đời và ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm, chú
trọng.

Tại Tọa đàm
“Thực hành Báo cáo Phát triển bền vững: Kinh nghiệm và thực tiễn triển khai”
được tổ chức sáng 6/6, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định,
phát triển bền vững đã trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới cũng như
tại Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp đang ngày càng phát huy vai trò của
mình trong phát triển bền vững; ý thức về việc chịu trách nhiệm cho những tác
động đến môi trường, kinh tế, xã hội do mình tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá
trị. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước cũng ngày càng quan
tâm, ban hành quy định và chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức tài
chính, ngân hàng áp dụng tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và
công bố thông tin Báo cáo Phát triển bền vững.

Toàn cảnh Tọa đàm

Thực tế tại
Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp đã dần nhận thức được tầm quan trọng trong
việc xây dựng Báo cáo Phát triển bền vững; nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đã tiên
phong trong lập báo cáo này ngay từ khi chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt
buộc.

Theo ông Phạm
Nguyễn Vinh, Giám đốc Phát triển Doanh nghiệp Quỹ đầu tư Dragon Capital, trong
bối cảnh toàn cầu hiện nay, báo cáo về ESG đã trở thành một yêu cầu thiết yếu
đối với các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Hiện nay, ước tính có khoảng hơn
600 tiêu chuẩn báo cáo về ESG với hơn 500 chỉ số đo lường trên toàn cầu. Các nỗ
lực tiêu chuẩn hóa báo cáo ESG đang được thúc đẩy mạnh mẽ để đảm bảo tính minh
bạch và nhất quán, đồng thời ngăn chặn tình trạng công bố thông tin phát triển
bền vững không trung thực hoặc chưa đầy đủ.

Theo NHNN, đến 31/3/2024, đã có 47 TCTD báo cáo
phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt 636.964 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; 34 TCTD thực hiện đánh giá rủi ro
môi trường và xã hội với dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã
hội đạt khoảng 2,9 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 21%/tổng dư nợ cho vay của nền
kinh tế. 100% các TCTD đã thực hiện đánh giá rủi ro môi trường trong hoạt
động cấp tín dụng theo Thông tư 17/2022/TT-NHNN, đã có 68 TCTD báo cáo tình
hình thực hiện Thông tư 17/2022/TT-NHNN.

Tại Tọa đàm,
bà Sharon Machado, Giám đốc Phát triển bền vững, Hiệp hội Kế toán Công chứng
Anh quốc Toàn cầu (ACCA) nhận định, việc tạo lập và sử dụng các thông tin liên
quan đến tính bền vững sẽ giúp các tổ chức, các nhà quản lý xác định và quản lý
rủi ro một cách tốt hơn. Qua đó mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh bền vững
cho các tổ chức, đồng thời nâng cao hơn nữa vị thế tài chính cho các tổ chức
này.

Ngành Ngân
hàng đang hướng đến việc mở ra nhiều cơ hội liên quan đến kinh doanh bền vững.
Các thông tin liên quan đến phát triển bền vững sẽ hỗ trợ việc phân tích, ra
quyết định giúp cho các tổ chức có thể tuân thủ các quy định và nhận biết được
những yếu tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững hơn. Tuy nhiên,
bên cạnh cơ hội, bà Sharon Machado chỉ ra còn có nhiều rủi ro liên quan đến
tính bền vững của ngân hàng như rủi ro về suy giảm lợi nhuận hoặc tổn thất đối
với các khoản đầu tư do các rủi ro của người vay hoặc việc bỏ lỡ cơ hội tiếp
cận thị trường tài chính xanh đang phát triển…

Nhận biết được
điều đó, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
cho biết, từ năm 2022 đến nay, tại các Báo cáo thường niên, NHNN đã bổ sung nội
dung về hoạt động của ngành Ngân hàng hướng tới kinh tế xanh và tăng trưởng
xanh, bền vững.

Một số ngân
hàng đã công bố Báo cáo Phát triển bền vững riêng biệt như BIDV, ACB, HDBank;
một số ngân hàng khác lồng ghép Báo cáo Phát triển bền vững vào báo cáo thường
niên…

Là ngân hàng
xác định sự cần thiết về phát triển bền vững, ông Lê Ngọc Lâm, Tổng giám đốc
BIDV cho biết, BIDV đã sớm thành lập Ban chỉ đạo và Ban Quản lý dự án Xây dựng
và triển khai Chiến lược phát triển bền vững và thực hành ESG tổng thể nhằm đẩy
mạnh việc thực thi hoạt động tài chính bền vững. Năm 2023 đánh dấu mốc là năm
thứ bảy liên tiếp BIDV thực hiện Báo cáo phát triển bền vững theo phương án
toàn diện phù hợp với hướng dẫn GRI Standards.

Nhờ đó, trong
thời gian qua, BIDV đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hành trình phát triển
bền vững của nền kinh tế minh chứng các dự án xanh được nhận tài trợ năm 2023
tăng 24,1% so với năm 2022. BIDV là ngân hàng đầu tiên ban hành Khung khoản vay
bền vững theo các chuẩn mực quốc tế, 100% dự án đầu tư có yếu tố ảnh hưởng tới
môi trường được ngân hàng thực hiện đánh giá quản lý rủi ro theo quy định của
NHNN.

Tại Toạ đàm,
các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học… đều đánh giá thực hành Báo cáo
Phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp nói chung và các TCTD Việt Nam nói
riêng là rất quan trọng và cần thiết để giúp doanh nghiệp có thể mô tả cam kết
của mình với những mục tiêu phát triển bền vững; công bố và thể hiện các mục
tiêu về môi trường, xã hội và quản trị cũng như tiến độ đạt được các mục tiêu
đó.

Các diễn giả
cũng đưa ra một số khuyến nghị khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam trong việc
thực hành Báo cáo Phát triển bền vững như: Việt Nam cần hoàn thiện khung pháp
lý, xây dựng tiêu chuẩn chi tiết về việc công bố thông tin phát triển bền vững
phù hợp với luật pháp và điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam để giúp tăng
tính minh bạch và đánh giá hiệu quả của thông tin báo cáo.

Bên cạnh đó,
phải xây dựng chính sách thúc đẩy doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm
như tăng cường đào tạo, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp để giúp nâng cao kiến
thức và kỹ năng về thực hành Báo cáo Phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy sự
tham gia và nâng cao chất lượng của thông tin báo cáo; thiết lập cơ chế khuyến
khích rõ ràng như ưu đãi thuế hoặc hỗ trợ tài chính để động viên các doanh
nghiệp thúc đẩy lập Báo cáo Phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc
xây dựng dữ liệu phát triển bền vững cũng cần sự hợp tác của nhiều cơ quan và
các tổ chức quốc tế để đảm bảo tính toàn diện và minh bạch của thông tin. Trong
đó, NHNN và Bộ Tài chính là những cơ quan đóng vai trò quản lý có thể thúc đẩy
các chuẩn mực Báo cáo Phát triển bền vững thông qua việc ban hành quy định pháp
lý và hỗ trợ.

Nguồn: thoibaonganhang.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.