Chi tiết tin tức
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính vừa ký văn bản 687/TTg-KTTH ngày 27/7/2023 về các giải pháp nâng cao khả
năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.
|
Ảnh minh họa |
Để tiếp tục
thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp nâng cao khả năng tiếp
cận tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tiếp tục thực hiện quyết liệt,
hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06
tháng 01 năm 2023 của Chính phủ, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 08 tháng 7 năm
2023, các Nghị quyết có liên quan của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của lãnh đạo
Chính phủ và quy định pháp luật để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, kịp
thời, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn, hiệu quả, phối hợp đồng bộ,
chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng
điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát để ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát
lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện các giải pháp đồng
bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay.
Đồng thời, rà
soát lại toàn bộ các thủ tục, điều kiện cấp tín dụng và có các giải pháp quyết
liệt, mạnh mẽ, kịp thời, thực chất, hiệu quả để tăng nhanh khả năng tiếp cận
tín dụng của doanh nghiệp, người dân, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền
kinh tế, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, hoàn thành trong
tháng 7 năm 2023.
Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan khẩn trương có các giải pháp khả thi, hiệu quả đẩy mạnh triển khai
thực hiện gói tín dụng 40 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất và 120 nghìn tỷ đồng
cho vay nhà ở xã hội. Rà soát lại các điều kiện cho vay thuận lợi, kiểm soát
được và hiệu quả.
Khẩn trương
thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện quy định về cơ cấu
lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ của tổ chức tín dụng để kịp thời có
giải pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng quy định, hỗ trợ
doanh nghiệp nhanh chóng giảm bớt khó khăn trước mắt, phục hồi hoạt động sản
xuất kinh doanh, hoàn thành trong tháng 7 năm 2023.
Ngân hàng Nhà
nước phối hợp với Bộ Tài chính trong việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám
sát hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bán bảo hiểm qua ngân hàng.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan khẩn trương thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm, bán bảo hiểm qua ngân
hàng và hoạt động của các công ty bảo hiểm để nhanh chóng xác định, làm rõ có
dấu hiệu sai phạm hay không, có hành vi gian dối, lừa đảo, vi phạm pháp luật
hay không để có cơ sở xử lý nghiêm theo quy định pháp luật và có giải pháp chấn
chỉnh kịp thời, hiệu quả, hoàn thành trong tháng 7 năm 2023.
Nguồn: thoibaonganhang.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.