• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

10/ Tháng 8

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

Nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút tạo điều kiện cho các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đến nay có hơn 10.300 ha đất cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuê để thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung vào phát triển trồng rừng, chăn nuôi, phát triển thủy sản…

 

Tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp

Thừa Thiên Huế có diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh 69.835,3 ha, chiếm 13,9% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, chia ra đất trồng cây hàng năm 42.905,7 ha, chiếm 8,5%; đất trồng cây lâu năm 26.929,7 ha, chiếm 5,4%. Riêng đất trồng lúa 32.392,6 ha, chiếm 75,5% diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây hàng năm khác 10.513,1 ha, chiếm 24,5%.

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 348.836,9 ha chia ra diện tích có rừng 283.003 ha, chiếm 81,1% tổng số, diện tích chưa có rừng 65.833,9 ha, chiếm 18,9% trong đó diện tích rừng đặc dụng 90.923,1 ha, chiếm 26,1%, rừng phòng hộ 94.256,2 ha, chiếm 27%, rừng sản xuất 140.140,6 ha, chiếm 40,2% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp, Diện tích rừng tự nhiên 212.172,2 ha, chiếm 75% diện tích có rừng, rừng trồng 70.830,8 ha, chiếm 25%.

Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai tổng diện tích 21.600 ha, dài gần 70 km, thuộc vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á; hệ sinh thái vùng đầm phá được đánh giá cao ở khả năng duy trì đa dạng sinh học, rất thuận lợi cho muôn loài động thực vật sinh sống và phát triển phong phú, trong đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế, có loài quý hiếm được coi là đặc hữu.

Bờ biển dài 120 km, có cảng Thuận An và cảng Chân Mây với độ sâu 18 – 20m đủ điều kiện xây dựng cảng nước sâu với công suất lớn. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản 6.056,7 ha đang nuôi trong đất liền cùng với các vùng bãi triều nước lợ, cửa biển, cửa sông giàu dinh dưỡng, đã tạo nên vùng nước lợ ven biển hàng nghìn ha là nơi sinh trưởng, phát triển của các loài thủy sản, rất thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản nước lợ.

Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư

Tính đến nay, toàn tỉnh có 25 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 40%; 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, chiếm tỷ lệ 40%, 05 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, chiếm tỷ lệ 20%.

Nổi bật nhất ngành nông nghiệp trong thời gian qua là sản xuất lúa, tổng sản lượng lúa bình quân mỗi năm đạt trên 30,7 vạn tấn ( năm 2017 đạt 32,74 vạn tấn ), đã hình thành sự liên kết, hợp đồng của các doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông sản với diện tích lúa là 1.077 ha. Bước đầu đã hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật như: xây dựng hệ thống tưới tự động ở vùng rau an toàn ở Quảng Thành, tiếp tục triển khai nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích trồng rau trái vụ, hoa, cây cảnh ở một số vùng có lợi thế nhằm mang lại giá trị kinh tế cao.

Các mô hình ứng dụng theo tiêu chuẩn VietGAP vẫn được tiếp tục phát triển mở rộng ở các địa phương: Lúa 1.204 ha, rau các loại 88 ha; sản xuất lúa hữu cơ 301 ha. Diện tích cây công nghiệp, cây thực phẩm phát triển tốt. Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay trên địa bàn, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt 1.014,4 tỷ đồng,  tăng gấp 1,3 lần so với năm 2010. Bình quân 01 doanh nghiệp là 40,6 tỷ đồng –  tăng gấp 1,2 lần, trong đó bình quân vốn sản xuất doanh nghiệp nông nghiệp đạt 88,3 tỷ đồng/đơn vị, doanh nghiệp lâm nghiệp 12,4 tỷ đồng/đơn vị, doanh nghiệp thủy sản 1,5 tỷ đồng/đơn vị.

Tổng thu nhập của người lao động trong năm của các doanh nghiệp đạt 40,6 tỷ đồng, bình quân 1 đơn vị đạt 1,6 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 5,67 triệu đồng/người/tháng đạt tỷ lệ tăng khá cao so với năm 2010.

Nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, trong những năm qua tình hình nông thôn và nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển khá toàn diện, kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được đầu tư, xây dựng mới và nâng cấp khang trang, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, quan hệ sản xuất không ngừng được hoàn thiện. Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh ban hành các quy định liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất; thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính… cũng như hướng dẫn, hỗ trợ nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Về chế độ ưu đãi có 08/25 doanh nghiệp được hỗ trợ ưu đãi về sử dụng đất, 02/25 doanh nghiệp được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, 03/25 doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho sản xuất và 12/25 doanh nghiệp được hõ trợ về chính sách thuế.

Đối với chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 23/5/2016 về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2020.  Kết quả đến nay UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ cho các tổ chức,  cá nhân 7/7 hồ sơ, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng


Lãnh đạo tỉnh thăm vườn ươm công ty TNHH MTV Quế Lâm Miền Trung tại Cụm công nghiệp thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, nông nghiệp là lĩnh đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương, vì vậy trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng; tạo điều kiện thuận lợi về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân yên tâm đầu tư phát triển nông nghiệp. Xây dựng chiến lược đầu tư phát triển nông nghiệp, phù hợp với xu hướng vận động của thị trường sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tạo ra những sản phẩm đặc trưng, có sức cạnh tranh cao. Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung các chính sách đặc thù để thu hút các doanh nghiệp có điều kiện về vốn, công nghệ đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

 
 Nguồn: www.thuathienhue.gov.vn
 
 
 

 

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế 21
Th10

Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế

Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” 24
Th09

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”

Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.

Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024 23
Th09

Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024

Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD 30
Th08

Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD

Sáng ngày 23/8, tại Khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã diễn ra lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng chí Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đối tác quốc tế.

Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm 22
Th07

Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm

Sáng ngày 17/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kì họp lần thứ 8, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kì họp. Các đồng chí: Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân – TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.