Chi tiết tin tức
Thay đổi tư duy về vốn
Theo tính toán của TS. Vũ Đình Ánh, quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán (TTCK) tăng lên 74% GDP trong năm 2017 vượt cả mục tiêu năm 2020. Sự phát triển của TTCK liệu có giảm được gánh nặng cho vốn tín dụng – kênh cấp vốn chủ lực cho nền kinh tế hay không?
TS. Vũ Đình Ánh
Trả lời câu hỏi này, TS. Vũ Đình Ánh cho hay, chắc chắn gánh nặng này sẽ giảm khi khả năng đáp ứng vốn huy động vốn mới từ TTCK tốt hơn. Sự thay đổi này cần được phát huy để trả lại “chức năng” cho NH là chủ yếu chỉ cung ứng vốn ngắn hạn. Nên cũng không phải vô cớ người ta gọi TTCK là thị trường vốn. Thời gian tới các DN phải thay đổi tư duy về vốn theo nguyên tắc của thị trường. Thay vì chỉ tìm vốn tín dụng NH, các DN nên mở rộng tìm vốn từ TTCK hay thị trường trái phiếu.
Vấn đề phát triển thị trường TPDN được đề cập khá nhiều vì được coi là kênh quan trọng để huy động vốn trung, dài hạn cho DN. Nhưng vì sao thị trường này vẫn chưa phát triển như mong đợi?
Bởi vì đối với bản thân các DN họ cũng chưa thấy lợi ích gì nhiều từ việc phát hành TPDN. Khi cần vốn, nếu phải đi vay thì họ thấy vay NH vẫn đang thuận lợi. Còn một số DN có uy tín, làm ăn tốt họ phát hành cổ phiếu trên TTCK, NĐT tiếp cận dễ hơn, giúp DN huy động vốn nhanh hơn là phát hành trái phiếu với nhiều thủ tục và cũng kén khách hàng.
Nếu các DN lớn này có phát hành TP thì họ lại chỉ phát hành ở thị trường nước ngoài chứ không thực hiện ở thị trường trong nước nên chưa tạo ra tiền lệ cả đối với cơ quan quản lý và cả thói quen cho NĐT. Hơn nữa hiện nay trong danh mục các kênh đầu tư của các NĐT Việt Nam không có TPDN. Nếu có triển khai phát hành, NĐT sẽ rất khó để hình dung, đánh giá được sự hấp dẫn của TPDN. Do đó, sự phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam còn hạn chế do chưa có thông tin cụ thể, đủ thuyết phục NĐT. Hiện tại, thị trường trái phiếu của Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu là TPCP. Như vậy, có nghĩa là việc giảm áp lực cấp vốn trung, dài hạn đối với NH sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian tương đối dài nữa.
Hiện tại đang có những đề xuất là NH tăng cường cho vay tín chấp, quản lý theo dòng tiền. Ông có đồng tình với quan điểm trên không?
Về nguyên tắc NH cho vay thì NH phải chịu rủi ro, không ai chịu hộ. NH đem tiền đầu tư ít nhất phải thu lại gốc. Tín chấp là cho vay dựa trên uy tín và như vậy chỉ có DN uy tín, năng lực tốt mới có thể vay tín chấp chứ không phải tất cả các DN đều áp dụng cơ chế này. Nhất là DN mới ra đời chưa có gì đảm bảo uy tín để NH cho vay tín chấp.
Trong cho vay tín chấp có một vấn đề rất rủi ro khách quan đó là chu kỳ kinh tế, dù DN rất lớn nhưng nếu rơi vào thời điểm chu kỳ kinh tế đi xuống thì khó nói trước được điều gì. Do đó, dù cho vay tín chấp thì NH cũng phải thẩm định rất chặt chẽ, phải xếp hạng tín nhiệm DN qua nhiều thông tin khác nhau nhưng thực tế là cũng không thể loại trừ hết rủi ro. Vì rủi ro lại chia ra hai loại: rủi ro kiểm soát được và rủi ro không kiểm soát được hay còn gọi là rủi ro bất ngờ. Đối với rủi ro bất ngờ thì NH khó có thể kiểm soát được nên không khó hiểu vì sao các NH rất ngại cho vay tín chấp.
Theo ông, cách nào hạn chế rủi ro trong cho vay tín chấp?
Để hạn chế được rủi ro mà cho vay tín chấp có thể xảy ra, tôi cho rằng, bên cạnh thẩm định chặt chẽ, quan trọng nhất là trình độ, tầm nhìn của NH nhất là cán bộ tín dụng. Bởi khi cho vay tín chấp NH phải đánh giá, dự tính những khả năng có thể xảy ra trong tương lai; phân tích được biến động mang tính chu kỳ để có thể chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đó mới là điều quan trọng.
Tôi đơn cử, khi phân tích khoản vay của khách hàng đang là nợ xấu nhưng lý do dẫn đến tình trạng này phần nhiều do khách quan. Cách giải quyết của NH theo tôi thay vì ép DN phải ép bán hết tài sản thế chấp ngay thời điểm đó để trả nợ, NH có thể gia hạn nợ để tạo điều kiện cho DN có thời gian tự tái cơ cấu, hồi phục kinh doanh dần dần trả nợ. Thực tế, có những vụ việc khách hàng làm ăn tốt, nhưng rơi đúng chu kỳ kinh tế khủng hoảng nên kinh doanh khó khăn. DN lao đao, phải bán tài sản thế chấp giá rẻ nhưng vẫn không đủ trả nợ. Nhưng sau khi kinh tế hồi phục trở lại, số tài sản thế chấp đó nếu bán đi còn cao gấp nhiều lần số tiền mà DN nợ NH.
Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Hà Thành (Thời báo Ngân hàng)
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.