Chi tiết tin tức
Tháo gỡ thách thức trong quản lý rủi ro tín dụng
Ngày 17/11/2016, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT phối hợp với SAS và EY Việt Nam tổ chức buổi Hội thảo về thách thức và sáng kiến trong quản lý rủi ro tín dụng dành cho ngành Ngân hàng.
Hiện các ngân hàng ở Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu tín dụng mạnh mẽ, điều kiện kinh tế vĩ mô lành mạnh và quá trình hợp nhất đang diễn ra của các ngân hàng.
Tuy vậy, kinh tế Việt Nam vẫn còn có những quan ngại về tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi ở mức cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tốc độ và chất lượng tăng trưởng tín dụng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là tín dụng sử dụng cho các DN với những rủi ro tiềm ẩn cao.
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến trong quản lý rủi ro góp phần gợi ý cách tháo gỡ những thách thức trong quản lý rủi ro tín dụng.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đinh Hà Duy Linh – Tổng Giám đốc Công ty HPT cho biết: “Là một nhà cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại Việt Nam, HPT sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng cải thiện năng lực quản lý rủi ro của mình với các giải pháp công nghệ và phần mềm quản lý rủi ro mà HPT phối hợp cùng đối tác triển khai”.
Ông Eric Kong – Giám đốc kinh doanh SAS Asia Emerging Countries cho rằng: “Công nghệ SAS có thể đáp ứng các nhu cầu quản lý rủi ro hay thay đổi của thị trường Việt Nam. Chúng tôi có thể giúp các ngân hàng sử dụng các ứng dụng mới nhất và bảng điểm hành vi để đánh giá rủi ro cho các khách hàng hiện tại và khách hàng mới, đồng thời cung cấp một cơ sở để đánh giá hồ sơ vay vốn cho hầu như tất cả các hình thức cho vay bao gồm thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, vay mua nhà và vay thế chấp”.
Bà Nguyễn Thùy Dương đại diện EY Việt Nam – đối tác (dịch vụ tài chính) cho biết: “Xu hướng phát triển mô hình định lượng rủi ro tín dụng là tất yếu trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. EY có khả năng hỗ trợ cho cả Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng cổ phần lớn trên khắp Việt Nam trong việc phát triển mô hình xếp hạng tín dụng và phân tích các khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu của chuẩn Basel II”.
Ngoài ra, Hội thảo nhận được các phát biểu quý giá của các diễn giả: Ông Lê Trung Kiên – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách An toàn hoạt động Ngân hàng, Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam; Tiến sĩ Chong Han Hwee – đối tác tư vấn quản lý rủi ro tài chính của Ernst & Young Malaysia; và ông Abdullo Akhadov – Kiến trúc sư giải pháp, Tư vấn rủi ro nghiệp vụ của SAS Châu Á Thái Bình Dương.
Nguồn theo Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT (HPT Vietnam Corporation)
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.