• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

07/ Tháng mười một

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện “bình thường mới”

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương phát biểu tại Hội nghị

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương phát biểu tại Hội nghị
    Sáng ngày 5/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị về thực trạng, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế trong điều kiện “bình thường mới” gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui đồng chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; lãnh đạo các địa phương; Liên minh hợp tác xã; đại diện Hiệp hội doanh nghiệp; Hội doanh nhân trẻ; Hiệp hội bất động sản…

    Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương đã nhấn mạnh đến vị trí và tầm quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế – là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm và tham gia giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội khác. Gần đây, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và đến kinh tế – xã hội nói chung. Các ngành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, cụ thể: chuỗi cung ứng bị gián đoạn; một số đơn hàng giảm mạnh; chi phí sản xuất tăng cao; đặc biệt chịu ảnh hưởng trực tiếp là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch; ngành dịch vụ giao thông vận tải, xây dựng; các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu…; hàng ngàn lao động bị thất nghiệp, không có thu nhập, thậm chí nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động, mất khả năng thanh toán và đứng trước bờ vực phá sản,…. Hoạt động đầu tư nước ngoài (FDI) gặp khó khăn, tiến độ triển khai dự án chậm;…

    Nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

    Đứng trước tình hình đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh triển khai chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử; tổ chức thành công Tuần lễ Chuyển đổi số – Huế 2021 với nhiều hoạt động chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, doanh nghiệp, thương mại dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao,… Công bố triển khai các nền tảng gồm: Hue-S; Học bạ điện tử; hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng du lịch thông minh; xây dựng Sàn giao dịch về công nghệ, Chương trình phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN tỉnh,…. Tỉnh cũng đã triển khai các chính sách hỗ trợ của Trung ương đến cộng đồng doanh nghiệp như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19,….

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã chủ động trong tiếp cận các sàn giao dịch điện tử, vận dụng nền tảng chuyển đổi số để tăng doanh thu, đổi mới phương thức sản xuất phù hợp, thích ứng kịp thời trong trạng thái bình thường mới,… vì vậy mà một số doanh nghiệp đã tìm thấy cơ hội và quay trở lại hoạt động kinh doanh,…tạo tiền đề thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế.


    Đại diện Công ty cổ phần quốc tế Minh Viễn phát biểu tại Hội nhị

    Dù vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện bình thường đã khó, nay còn khó khăn hơn khi phải hoạt  động trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh Covid-19, cùng với khó khăn trong tiếp cận các hỗ trợ từ chính quyền của một số doanh nghiệp. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Quyết định số 2525/QĐ-UBND ngày 11/10/2021. Và hôm nay, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị về Thực trạng, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế trong điều kiện “bình thường mới” gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19 là một trong số những nhiệm vụ thuộc Kế hoạch hoạt động của Tổ công tác nói trên để có thể phần nào cùng doanh nghiệp thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, và cùng các ngành tìm phương án tháo gỡ cho những khó khăn đó để thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng, chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa tạo điều kiện hỗ trợ phục hồi, phát triển doanh nghiệp.

    Chung sức, đồng lòng tháo gỡ khó khăn, doanh nghiệp

    Trên cơ sở ghi nhận thực trạng hoạt động của các hội, hiệp hội, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư cho hay, hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn tỉnh tạo điều kiện tiêm phòng vaccine cho người lao động đặc biệt trong ngành du lịch – dịch vụ để đảm bảo thực hiện cơ chế “hộ chiếu vắc-xin”, “thẻ xanh” trong thời gian tới; tiếp tục có các chính sách miễn giảm thuế, lãi suất vay vốn ngân hàng, lệ phí bến bãi, phí cầu đường bộ, phí bảo trì đường bộ… Ngoài ra, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp cận thị trường; triển khai các gói kích cầu du lịch trong thời gian tới.

    Để sớm đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường, đại diện Công ty Cổ phần Thương Mại và Đầu tư Đồng Lâm kiến nghị Tỉnh triển khai nhanh chóng việc xét nghiệm; hạn chế việc cách ly, phạm vi cách ly đối với các doanh nghiệp có lao động được tiêm phòng Covid-19 đầy đủ và đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch tốt đồng thời thống nhất các biện pháp phòng chống dịch giữa các địa phương của tỉnh.


    Ông Trần Văn Mỹ – Tổng Giám đốc Công ty Scavi Huế phát biểu tại Hội nghị

    Trước kiến nghị đẩy mạnh đào tạo việc làm, dạy nghề cho các lao động từ vùng dịch trở về của Công ty Scavi Huế, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội – ông Hồ Dần cho biết, đơn vị đã xây dựng kế hoạch cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức chuyển đổi nghề nghiệp, dạy nghề và chương trình giới thiệu việc làm cho các lao động tuy nhiên qua khảo sát, nhu cầu ở lại làm việc của người dân vẫn chưa rõ ràng và ảnh hưởng của dịch bệnh nên các kế hoạch, chương trình vẫn chưa thể thực hiện được.

    Tại hội nghị, hầu hết lãnh đạo các cơ quan, ban ngành bao gồm Công an tỉnh, Cục thuế, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế đều cho biết, trong thời gian qua đã hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn về xuất nhập khẩu, giảm mức thuế và lãi suất vay vốn, đầu tư tín dụng tập trung cho sản xuất kinh doanh. Các cơ quan này đều thống nhất quan điểm sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phát triển kinh doanh trong thời gian tới.

    Cũng tại hội nghị, Chánh Văn phòng UBND tỉnh – bà Trần Thị Hoài Trâm đã giới thiệu công cụ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 qua 3 hình thức: đường dây nóng 0234.3629999; hộp thư điện tử bbt.ubnd@thuathienhue.gov.vn  và chuyên mục “Tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân doanh nghiệp” trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế (www.thuathienhue.gov.vn). Việc tiếp nhận thông tin phản ánh được thực hiện 24/7 và sẽ được Tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của tỉnh trả lời trong thời gian sớm nhất.

    Sau khi tiếp nhận tình hình thực trạng, khó khăn của các doanh nghiệp và thảo luận giữa đại diện doanh nghiệp cùng các sở, ban, ngành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cho rằng, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, khó lường tại địa phương vì vậy điều tất yếu hiện nay là cần thích ứng an toàn để sống chung với dịch. Để làm được điều đó, tỉnh phấn đấu đẩy nhanh công tác tiêm phòng, tăng cường độ bao phủ vaccine trong toàn dân; các doanh nghiệp, người lao động cần nâng cao tinh thần phòng chống dịch để từng bước phục hồi kinh doanh, sản xuất.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cũng đề nghị Tổ công tác đặc biệt của tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế bám sát các văn bản, quy định của Trung ương, của tỉnh để triển khai một cách kịp thời, nhanh nhất các chế độ chính sách ưu đãi đến các doanh nghiệp, người dân nhằm khắc phục hậu quả do Covid-19. Thông qua các kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, doanh nghiệp, yêu cầu các cơ quan, đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao; khẩn trương rà soát, tham mưu UBND tỉnh, Tổ Công tác các chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển; đồng thời, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp có thể phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, ngay sau Hội nghị này, yêu cầu Tổ Công tác (cơ quan Thường trực là Sở Kế hoạch và Đầu tư) chủ trì, phối hợp với thành viên Tổ Công tác khẩn trương tổng hợp các giải pháp, đề xuất xây dựng chính sách hỗ trợ; đồng thời xây dựng Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh trong trạng thái “bình thường mới”.

    Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và đến kinh tế – xã hội nói chung, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,22%, là mức tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, lĩnh vực du lịch, dịch vụ chịu tác động nặng nề, tăng trưởng âm 0,55%, doanh thu du lịch giảm sâu, giảm 66% so với cùng kỳ năm 2019; thiệt hại về doanh thu du lịch ước khoảng 8.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 857 triệu USD, giảm 10% so cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 543,4 triệu USD, tăng 3,4%. Doanh thu vận tải, kho bãi đạt 3.100 tỷ đồng, giảm 0,8%….

    Bước sang năm 2021, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đã có khởi sắc, trong 6 tháng/2021 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 5,64%, đây là mức tăng khá so với các tỉnh/thành trong vùng duyên hải miền Trung trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh, trong đó Khu vực du lịch, dịch vụ có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng 4,86%  

    Tuy nhiên, do bùng phát dịch Covid-19 trở lại (lần thứ 4), ngành du lịch chịu tác động nặng nề, trong 9 tháng đầu năm, lượng khách du lịch chỉ đạt bằng 1/6 so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu chỉ bằng gần 1/3 so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu ngành du lịch bị thiệt hại ước hơn 6.000 tỷ đồng, lao động trực tiếp trong ngành bị nghỉ việc 10.000 người, 90% cơ sở lưu trú dừng hoạt động. Cùng với ngành du lịch thì nhiều ngành khác cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm trong gần 02 năm hơn 120 doanh nghiệp; số doanh nghiệp tạm ngưng tăng 291 doanh nghiệp; số doanh nghiệp giải thể ở mức cao 239 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp bị thiệt hại về doanh thu khoảng 4.255 doanh nghiệp. Trong đó: Số doanh nghiệp thiệt hại dưới 30% doanh thu là 1.347 doanh nghiệp; số doanh nghiệp thiệt hại từ 30%-70% doanh thu là 2.115 doanh nghiệp; số doanh nghiệp thiệt hại trên 70% doanh thu là 793 doanh nghiệp. Tổng doanh thu bị thiệt hại là 6.502 tỷ đồng.

     

    www.thuathienhue.gov.vn
    • Facebook
    • Twitter
    • Linkedln
    • Google +

    TIN TỨC LIÊN QUAN

    Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế 21
    Th10

    Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế

    Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.

    Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” 24
    Th09

    Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”

    Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.

    Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024 23
    Th09

    Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024

    Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD 30
    Th08

    Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD

    Sáng ngày 23/8, tại Khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã diễn ra lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng chí Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đối tác quốc tế.

    Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm 22
    Th07

    Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm

    Sáng ngày 17/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kì họp lần thứ 8, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kì họp. Các đồng chí: Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân – TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.