Chi tiết tin tức
Gỡ “nút thắt” trong bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
Sáng ngày 12/6/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với sự thống nhất từ phía đa số các đại biểu. Trong Luật đã đề cập đến các Quỹ phục vụ hỗ trợ tín dụng cho DNNVV, một trong số đó là Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.
Hoạt động của các Quỹ Bảo lãnh tín dụng hiện nay
Hiện nay, có đến 98% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là DNNVV, hằng năm đóng góp trên 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 31% vào tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với các DNNVV rất khó khăn. Thực tế, không ít doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, có dự án khả thi cần vay vốn ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng không đủ điều kiện và tài sản thế chấp nên đành hoạt động cầm chừng, mất cơ hội phát triển.Hoạt động bảo lãnh tín dụng (BLTD) ra đời nhằm mục đích làm cầu nối giữa ngân hàng với các DNNVV không có tài sản thế chấp nhưng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi.
Đến hết năm 2012, cả nước có 10 Quỹ BLTD với doanh số bảo lãnh lũy kế là 2.976 tỷ đồng trên tổng vốn điều lệ 512 tỷ đồng, đã phần nào đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp. Nhưng từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15/10/2013 (Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD cho DNNVV) thay thế Quyết định số 193/2001/Đ-TTg ngày 20/12/2001, chỉ có 02 Quỹ thực hiện được hoạt động bảo lãnh tín dụng, vói doanh số bảo lãnh khá thấp.
Báo cáo tại Hội thảo về Thực trạng hoạt động BLTD cho DNNVV tại Việt Nam vào tháng 1/2016 cho thấy hiệu quả hoạt động của các quỹ BLTD chưa cao.
Đại đa số các Quỹ đều cho rằng, nếu thực hiện đúng Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg có những vướng mắc như sau: để được bảo lãnh, doanh nghiệp phải có tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm. Nếu thực hiện theo các quy định trên, các DNNVV để được Quỹ bảo lãnh vay vốn đồng thời phải có tài sản bảo đảm tại tổ chức tín dụng và tại Quỹ; trong khi ít các doanh nghiệp có thể đáp ứng điều kiện này; mặt khác, một số tổ chức tín dụng không chấp nhận đồng sử dụng tài sản bảo đảm (sử dụng một tài sản để bảo đảm cho khoản vay tại tổ chức tín dụng, đồng thời để sử dụng cho khoản cấp bảo lãnh tại Quỹ). Riêng đối với tài sản bảo đảm tại Quỹ phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp; trong khi để vay vốn ở các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản của bên thứ ba làm tài sản bảo đảm….
Tháo gỡ vướng mắc
Tại Khoản 2, Khoản 4 Điều 9 Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực từ 01/01/2018 quy định:
“2. Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chức năng cấp bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa dựa trên tài sản bảo đảm hoặc phương án sản xuất, kinh doanh khả thi hoặc xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
…
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Theo quy định hiện tại thì dù có dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng được tỷ lệ tài sản bảo đảm theo yêu cầu. Còn đối với quy định mới này, Quỹ có thể căn cứ vào một trong ba yếu tố trên để lựa chọn chính sách bảo lãnh tín dụng áp dụng cho doanh nghiệp. Như vậy, quỹ có thể xác định chính sách bảo lãnh tín dụng đối với mỗi yếu tố trên để có thể lựa chọn được chính sách tối ưu, có lợi nhất cho doanh nghiệp. Đây thực sự là một tin mừng cho các doanh nghiệp NVV: các quỹ phát huy được vai trò “cầu nối”, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của nhà nước.
Được biết, thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Bộ Tài chính sẽ rà soát, đề xuất sửa đổi quy định về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV địa phương và dự kiến trình Chính phủ trong quý IV/2017.
Đại diện Bộ Tài chính ghi nhận các ý kiến góp ý của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế về sửa đổi quy định về bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV địa phương
Hy vọng quy định mới về bảo lãnh tín dụng tại Luật Hỗ trợ DNNVV là tiền đề để xây dựng chính sách pháp lý mới hợp lý, “thông thoáng” nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các DNNVV.
Dương Nguyễn Xuân Trang – Phòng Kế hoạch Thẩm định
TIN TỨC LIÊN QUAN
Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế tham dự Lễ tổng kết thi đua Khối ngân hàng 1 năm 2024
Ngày 10/03/2025, Khối Ngân hàng 1 đã tổ chức Lễ tổng kết thi đua năm 2024. Tham gia Lễ tổng kết có đồng chí Phạm Bá Nam – Phó Giám đốc Ngân hàng nhà nước Khu vực 9; đồng chí Phan Đỗ Quốc Hùng – Trưởng Ban Thi đua khen thưởng, đại diện Hội đồng […]
Ủy ban nhân dân thành phố Huế tổ chức họp nghe báo cáo tình hình hoạt động và triển khai kế hoạch năm 2025 của Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
Ngày 27/02/2025, tại Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Huế, Phó Chủ tịch UBND thành phố kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Đầu tư phát triển Phan Quý Phương đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ và nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Tham […]
Thông báo việc tra cứu và cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho CIC khi vay vốn tại Quỹ
Căn cứ Nghị định 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023); Nhằm đảm bảo hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được an toàn, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. […]
Chung kết cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại Học Huế – Lần thứ VII
Trải qua ba vòng thi căng thẳng, ngày 6/10/2024, Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại Học Huế – Lần thứ VII, năm 2024 đã đi đến hồi kết. Bà Tôn Thị Nga, Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự là thành viên Ban giám khảo cuộc thi.
Đại hội Chi đoàn Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2027
Chiều ngày 10/09/2023, tại
hội trường Quỹ, Chi đoàn Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại
hội Chi đoàn Quỹ lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 – 2027.