Chi tiết tin tức
Thừa vốn nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận
Tuyệt đại đa số doanh nghiệp (DN) ở Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hoặc siêu nhỏ. Do đó, bài toán tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nhóm DN này là thách thức vô cùng to lớn.
Khó bước lên cầu nối
Theo thống kê, DN nhỏ, siêu nhỏ (có vốn điều lệ dưới 1 tỷ đồng), chiếm đến 96% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các DNNVV không chỉ giải quyết việc làm (với hơn 71 ngàn lao động) mà còn góp phần không nhỏ trong việc đóng góp vào GDP chung của tỉnh. Thế nhưng trong nhóm đối tượng này, chỉ có 54% DN tiếp cận được vốn từ ngân hàng, số còn lại không thể vay vốn do không có hoặc không đủ tài sản thế chấp.
Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2016, với số vốn điều lệ hơn 326 tỷ đồng (hiện đã tiếp nhận 256 tỷ đồng), Quỹ Đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là Quỹ) được kỳ vọng là chiếc cầu nối đưa nguồn vốn đến với DN để phát triển sản xuất, kinh doanh nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, trên thực tế, DN rất khó để bước được lên “cây cầu” này.
Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Đặng Thị Thùy Dương nhìn nhận, tất cả DN đều cần vốn, nhưng nhóm nhỏ và vừa khó tiếp cận hơn do không có tài sản thế chấp, báo cáo tài chính, báo cáo thuế cũng chưa rõ ràng. Vì vậy, nhiều DN hội viên có ý định vay vốn, bảo lãnh tín dụng từ Quỹ, nhưng đa phần không đủ điều kiện. Mặt khác, quy định hoạt động bảo lãnh của quỹ yêu cầu DN phải có tài sản thế chấp. “Điều DN cần là bảo lãnh các khoản vay không có tài sản thế chấp, chứ nếu đủ tài sản thế chấp thì DN đến ngân hàng vay vốn, đâu cần quỹ bảo lãnh”, bà Dương nói.
Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Trần Đức Minh nhận định, trong 5 lĩnh vực mà Quỹ được đầu tư gồm: kết cấu hạ tầng giao thông; năng lượng, môi trường; công nghiệp, công nghiệp phụ trợ; nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn; xã hội hóa hạ tầng xã hội… thì đa phần là những ngành nghề xã hội hóa, phục vụ công cộng, công ích là chính. Vì vậy, gần 100 hội viên của hội, không có DN nào phù hợp. Cũng có DN cần vốn từng tìm đến Quỹ nhưng vì dự án không nằm trong danh mục nên đành chịu.
“Hiện nay, lãi suất ngân hàng khá “dễ thở” với DN. Những đơn vị có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thì họ đều chủ động được vốn (do đã có “thương hiệu” nên khả năng huy động vốn rất cao, được các ngân hàng ưu đãi và “chăm sóc” kỹ). Với những đối tượng này, chẳng ai “dại” tìm đến Quỹ để được bảo lãnh để phải trả phí đến 2 lần, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh phân tích.
Gỡ vướng
Ông Lê Quang Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý, Giám đốc Quỹ cho biết: “Từ khi thành lập, đã có nhiều DN tiếp cận với chúng tôi, nhưng hợp đồng bảo lãnh tín dụng thì chưa có. Riêng hợp đồng tín dụng đã ký giữa Quỹ với Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong (đối với dự án trồng rừng kinh doanh gỗ nguyên liệu chế biến) với số tiền 8 tỷ đồng. Đồng thời, 1 dự án khác của Công ty Dược phẩm Hera hiện đã được chấp nhận chủ trương, dự kiến đến cuối tháng 9 này sẽ ký kết cho vay 10 tỷ đồng và 1 dự án đang thẩm định (vay 15 tỷ đồng). Như vậy, đến cuối năm số tiền cho vay các dự án tương ứng khoảng 33 tỷ đồng.
Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng giữa Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh và Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong
Nhìn nhận Quỹ có nhiều thuận lợi hơn so với ngân hàng, như: dựa vào đánh giá uy tín của DN, nếu uy tín tốt chỉ cần tài sản đảm bảo tương đương 40-50 đồng Quỹ vẫn có thể đứng ra bảo lãnh cho vay đến 100 đồng; mức lãi suất ưu đãi là 6%/năm, thời gian cho vay vốn kéo dài (có thể lên tới 15 năm)… Tuy nhiên, theo Giám đốc Lê Quang Minh, vướng mắc nhất hiện nay trong hoạt động của Quỹ là quy định về tài sản đảm bảo và bảo toàn vốn. Theo đó, các DNNVV để được Quỹ bảo lãnh vay vốn, đồng thời phải có tài sản đảm bảo tại tổ chức tín dụng và tại Quỹ (hiện rất ít DN có thể đáp ứng điều kiện này). Thêm vào đó, tài sản đảm bảo tại Quỹ phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của DN, trong khi để vay vốn tại các ngân hàng, DN có thể sử dụng tài sản của bên thứ 3 làm tài sản bảo đảm.
Về vấn đề này, chúng tôi đã có đề xuất với Bộ Tài chính một số giải pháp điều chỉnh bổ sung sửa đổi một số quy định (tại Quyết định 58 của Thủ tướng Chính phủ về tài sản đảm bảo theo hướng, DN có thể sử dụng tài sản của bên thứ ba làm tài sản, bảo đảm cho khoản được cấp bảo lãnh tại quỹ. Để quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV hoạt động có hiệu quả cần có hướng dẫn thêm về đối tượng DN được ưu tiên bảo lãnh tín dụng theo thứ tự, tránh việc chỉ ưu tiên một nhóm DN; ưu tiên bảo lãnh tín dụng ngắn hạn cho các DN gặp khó khăn trước, bảo lãnh tín dụng dài hạn sau. Hiện nguồn vốn của Quỹ bảo lãnh tín dụng thấp, quy định trích lập quỹ dự phòng lại nhỏ, khiến rủi ro rất lớn, do đó, cần nâng cao tỷ lệ dự phòng rủi ro trong bảo lãnh tín dụng, ông Minh đề xuất./.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Thông báo việc tra cứu và cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho CIC khi vay vốn tại Quỹ
Căn cứ Nghị định 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023); Nhằm đảm bảo hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được an toàn, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật. […]
Đẩy mạnh hoạt động cho vay các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội ưu tiên phát triển trên địa bàn huyện Phú Lộc
Ngày 22/3/2017, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND huyện Phú Lộc đã có buổi làm việc, tiếp xúc với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm mục đích đẩy mạnh đầu tư cho vay theo danh mục các lĩnh vực […]
Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực tế lần 2 rừng trồng vụ Đông năm 2016 thuộc Dự án Trồng rừng kinh doanh gỗ nguyên liệu chế biến.
Chiều ngày 08 tháng 02, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHH NN MTV Lâm Nghiệp kiểm tra thực tế Rừng trồng vụ Đông năm 2016 thuộc Dự án Trồng rừng kinh doanh gỗ nguyên liệu chế biến. Để chuẩn […]
Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực tế tình hình thực hiện Dự án Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
Ngày 20/12/2016, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế (Quỹ) phối hợp với Công ty TNHH Sinh dược phẩm Hera (Công ty) kiểm tra thực tế tình hình thực hiện Dự án Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO theo Hợp đồng tín dụng đã […]
Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển địa điểm làm việc.
Thực hiện Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thu hồi và bố trí phòng làm việc tại khu nhà đất số 6 Phan Bội Châu, thành phố Huế; kể từ ngày 20/7/2016, Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh […]