• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

29/ Tháng 3

Tập trung phát triển du lịch xanh

Những năm gần đây, các chính sách, chiến lược và quy hoạch của Việt Nam đều hướng đến mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững và gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên – lựa chọn du lịch xanh.

“Du lịch xanh” được chọn là chủ đề của Hội chợ Du lịch quốc tế – VITM 2019 nhằm hưởng ứng Chiến lược phát triển bền vững toàn cầu đến năm 2030 do Liên Hợp quốc đề ra là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm du lịch xanh thông qua việc quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, các sáng kiến bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch.


Trải nghiệm không gian thực tế ảo tại gian hàng của Kênh truyền hình Vietnam Journey

Khái niệm về “Du lịch xanh” vốn không xa lạ với các nước trên thế giới, nhưng ở Việt Nam chưa có nhiều diễn đàn trao đổi về vấn đề này, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. “Du lịch xanh” là diễn đàn mở, là cơ hội để cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch trong thời gian tới. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch có đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng GDP, trở thành điểm sáng của nền kinh tế đất nước, và Việt Nam không là ngoại lệ.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, năm 2019, du lịch Việt Nam phấn đấu đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 85 triệu lượt du khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 700 nghìn tỷ đồng. Đây  được coi là mục tiêu phát triển cao, đặt ra sức ép lớn cho ngành du lịch là vừa tăng trưởng nhanh, vừa phải đảm bảo phát triển bền vững. Do đó, ngành Du lịch Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, năng động, sáng tạo, vận dụng tối đa sự phát triển của thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ 4.0 và các lợi thế có sẵn về bản sắc địa phương của từng vùng, miền để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của du khách, đưa Việt Nam thành điểm đến tầm cỡ trong khu vực,

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lê Quang Tùng khẳng định, những năm gần đây, các chính sách, chiến lược và quy hoạch của Việt Nam đều hướng đến mục tiêu phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững và gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên – lựa chọn du lịch xanh. Đồng nghĩa, hoạt động du lịch hướng tới giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên và văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Trước vấn đề “nóng” này, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam hy vọng các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp đóng  góp thêm nhiều sáng kiến, kinh nghiệm để du lịch tại Việt Nam “xanh” hơn.

Không chỉ tạo sân chơi chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch và địa phương trong các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, sớm đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị đã đề ra.

Du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển “xanh”, song Việt Nam cũng cần tập trung để vượt qua khó khăn. Đó là nhận thức về du lịch xanh chưa đầy đủ và thấu đáo. Chính phủ Việt Nam cần dành thêm nguồn lực tài chính đầu tư cho các giải pháp xanh vừa góp phần thay đổi nhận thức của khách du lịch vừa kiểm soát tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp cũng là một thách thức cần phải vượt qua nếu muốn hướng tới du lịch xanh… một diễn giả đề xuất. 

Ông Martin Koerner – Đồng Chủ tịch Tiểu ban Du lịch & Nhà hàng – Khách sạn (thuộc EU) chia sẻ, chính sách “hút” du khách quốc tế, đặc biệt từ Liên minh châu Âu (EU) tới Việt Nam nên được mở rộng danh mục các quốc gia được miễn thị thực, bao gồm tất cả quốc gia Việt Nam đã ký kết EVFTA, các nước thành viên EU, các đối tác thương mại hoặc đầu tư quan trọng cũng như những thị trường mục tiêu của du lịch trong nước. Đồng thời, nên kéo dài thời gian miễn thị thực bởi vị trí địa lý của EU xa Việt Nam và  khi du lịch tới Việt Nam, họ sẽ muốn ở lại dài hơn 2 tuần với mức chi tiêu 1.200 – 1.600 USD, trong khi du khách từ Trung Quốc, Hàn Quốc thường lưu trú trung bình 7 – 9 ngày với mức chi tiêu chỉ 500 – 950 USD, càng chứng tỏ sự đóng góp không hề thua kém các thị trường trọng điểm của Việt Nam.

Nguồn: Đình Nghi (thời báo ngân hàng)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.