• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

31/ Tháng 10

Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp

Tăng khả năng
tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp

Chiều ngày 27/10, tại Hà Nội, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Công điện 990/CĐ-TTg ngày
21/10/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tăng cường khả
năng tiếp cận vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
và thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2023 và đẩy mạnh triển khai
chương trình hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ
trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác
xã, hộ kinh doanh.


Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Ảnh tư liệu

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết thời gian qua hệ thống ngân hàng,
thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành hợp lý. Tuy
nhiên, những vấn đề của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp dù đã
được quyết liệt xử lý nhưng chưa triệt để nên cũng đã gây khó khăn cho hoạt
động ngân hàng.

Trước những yêu
cầu tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, theo Thống đốc Nguyễn Thị
Hồng, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh
vực này, gói tín dụng cho lĩnh vực thuỷ sản 15.000 tỷ đồng, từ chính nguồn lực
của các nhà băng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng triển khai nhiều chương
trình kết nối ngân hàng, doanh nghiệp ở nhiều địa phương trên cả nước. Thông
qua đó để cùng các tổ chức tín dụng tìm ra giải pháp cùng nhau tháo gỡ khó khăn
và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Ngân
hàng Nhà nước là đầu mối tổ chức triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất theo
Nghị định 31, phối hợp với các bộ ngành để khảo sát, khó khăn, vướng mắc, báo
cáo Chính phủ trong quá trình triển khai.

Vụ trưởng Vụ Tín
dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Hà Thu Giang cũng cho biết, thời
gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều chương trình, chính
sách, giải pháp về tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh của người dân, doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong một số
ngành, lĩnh vực chủ chốt trong nền kinh tế. Do đó đến ngày 24/10, tín dụng đối
với nền kinh tế tăng 6,81% so với cuối năm 2022; trong đó từ tháng 5 trở lại
đây đã tăng nhanh hơn; tín dụng đối với doanh nghiệp đạt gần 6,5 triệu tỷ đồng,
chiếm trên 50% dư nợ toàn nền kinh tế.

Tuy nhiên, dù đã
rất nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cũng
thẳng thắn nhìn nhận, hiện tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm. Nguyên nhân khiến
tín dụng tăng trưởng chậm cũng được Ngân hàng Nhà nước chỉ ra là do các yếu tố
khách quan như cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng giảm, một số khách
hàng có nhu cầu nhưng chưa được vay vốn do chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất
là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ tín dụng của nhóm
bất động sản.

Bên cạnh đó, sau
thời gian kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro bị đánh giá cao hơn, khi hoạt
động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả như chi phí đầu vào, nguyên vật
liệu nhập khẩu cao, thị trường đầu ra, đơn hàng, doanh thu giảm…; các tổ chức
tín dụng không thể hạ được chuẩn tín dụng do phải đảm bảo an toàn hệ thống; dư
nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm gần đây có sự giảm
sút về tốc độ, quy mô do ít phát sinh dự án lớn; việc triển khai một số chương
trình tín dụng đặc thù cũng còn một số khó khăn.

Do vậy, theo Thống
đốc việc xác định giải pháp hỗ trợ nền kinh tế như thế nào là rất quan trọng,
tiếp tục tập trung quyết liệt triển khai một số giải pháp trọng tâm nhằm tăng
cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho người dân và doanh nghiệp nhằm góp
phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Công điện số 990/CĐ-TTg ngày 21/10/2023.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều
hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt
chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm thúc đẩy
quá trình phục hồi kinh tế, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thích ứng kịp thời với biến động của thị
trường trong và ngoài nước. Cùng với đó, điều tiết tiền tệ, thanh khoản thị
trường hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và
mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ngoài ra, điều
hành tăng trưởng tín dụng hợp lý nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính
phủ; tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận
lợi tiếp cận vốn tín dụng.

Về phía các tổ
chức tín dung, Ngân hàng Nhà nước đề tập trung phân bổ nguồn vốn tín dụng vào
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, các lĩnh vực là động
lực tăng trưởng kinh tế, đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm soát tín dụng đối
với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; nỗ lực tiết giảm chi phí, tăng cường chuyển
đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho
vay đối với cả khoản vay mới và dư nợ hiện hữu…

“Phải chuẩn
bị tâm thế, hết khó khăn này sẽ tới khó khăn khác, thách thức này tới thách
thức khác, khó có thể đoán định khi nào sẽ “bình yên”. Ngân hàng Nhà
nước không chủ quan với an toàn của hệ thống ngân hàng, tiếp tục góp phần kiểm
soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, Thống đốc chia sẻ thêm định hướng
điều hành chính sách.

Nguồn: ThôngtấnxãViệtNam (TTXVN)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.