Chi tiết tin tức
Quyền tự xử lý tài sản của bên thế chấp phải được ưu tiên
Thực hiện quyền xử lý TSBĐ là công việc không hề đơn giản, mất rất nhiều thời gian, chi phí. Nguyên nhân có thể đến từ chính bản thân các TCTD, từ chính sách pháp luật, quá trình vận dụng pháp luật của cơ quan chức năng và cả sự hợp tác từ phía khách hàng.
Hiện nay, tại ACB việc xử lý TSBĐ chủ yếu dựa vào các phương thức: NH và chủ sở hữu phối hợp xử lý TSBĐ; NH tự xử lý TSBĐ; xử lý TSBĐ thông qua khởi kiện, thi hành án.
Để việc xử lý tài sản thế chấp nhanh chóng và hiệu quả nhất, ACB kiến nghị:
Một là, đối với việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn việc chuyển nhượng TSBĐ khi NH và chủ sở hữu phối hợp xử lý tài sản thì đề nghị NHNN có văn bản phản ánh với Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Bộ Tư pháp để có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể đối với trường hợp này.
Hai là, quyền tự xử lý tài sản của bên thế chấp phải được ưu tiên. Để làm được việc này ACB phải thực hiện được chức năng thu giữ tài sản về cả mặt thủ tục lẫn thực tế. Do vậy, các cơ quan chức năng, đặc biệt là chính quyền cơ sở phải hỗ trợ tốt cho NH trong việc thu giữ tài sản đã được ghi nhận trong Nghị định 163/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
Ba là, về thủ tục tố tụng tại Tòa phải đảm bảo đúng thời gian quy định, tránh việc tùy tiện trong giải quyết để vụ án kéo dài, gây thiệt hại cho các bên. Tuân thủ đúng quy định tại điều 192 Bộ Luật Tố tụng trong trường hợp khách hàng bỏ trốn hoặc cố tình giấu địa chỉ. Khi đó Tòa tống đạt và niêm yết đúng quy định, tiến hành xét xử theo thủ tục chung, không được đình chỉ vụ án vì lý do nêu trên. Ngoài ra, Tòa không nên đưa những người ở nhờ, ở thuê vào vụ án với tư cách người có quyền và nghĩa vụ liên quan, nếu họ có tranh chấp với bên thế chấp tài sản thì tách thành một vụ án khác để giải quyết.
Bốn là, việc hủy hợp đồng, giấy chứng nhận do bên thế chấp chưa trả hết tiền cho chủ cũ: Trường hợp này đề nghị NHNN cần có văn bản gửi đến TANDTC phản ánh, và kiến nghị TANDTC có Nghị quyết quy định cụ thể về vấn đề này để thống nhất đường lối xét xử trong cả nước với những vụ án tương tự. Cơ quan thi hành án cấp trên và Viện Kiểm sát cần giám sát chặt chẽ việc thi hành những bản án có điều kiện thi hành đúng thời gian quy định. Tránh tình trạng kéo dài việc thi hành bản án như hiện nay sẽ dẫn đến tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Nguồn: Theo Bà Vũ Thị Anh Đào, TGĐ Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản – ACB
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.