• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

27/ Tháng 7

Phát triển nông nghiệp thông minh đang là xu thế

Nông nghiệp thông minh được hiểu là nền nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao (cơ giới hóa, tự động hóa,… ); công nghệ sản xuất, bảo vệ sản
phẩm an toàn (hữu cơ, theo GAP…); công nghệ quản lý, nhận diện sản phẩm theo
chuỗi… gắn với hệ thống trí tuệ nhân tạo (công nghệ thông tin)..

Theo các chuyên gia nông nghiệp, tham gia vào sản xuất nông
nghiệp thông minh sẽ giúp ngành nông nghiệp Việt Nam tăng khả năng kết nối giữa
người sản xuất với thông tin, quản lý sản xuất tốt hơn, giảm bớt sự phức tạp của
các thủ tục hành chính nhiều cấp để sử dụng trực tiếp các dịch vụ công của Nhà
nước cho nông nghiệp. Điều này cho thấy những lợi ích, giá trị mà nông nghiệp
thông minh mang lại cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Song để phát triển
nông nghiệp thông minh, Việt Nam cần có cách tiếp cận thông minh, phù hợp dựa
trên nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo phương thức sản xuất được tối ưu nhất và
hài hòa nhất và hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Thông tin tại hội thảo “Khởi nghiệp đầu tư làm nông nghiệp
thông minh, triển vọng và thách thức” ngày 19/7, ông Nguyễn Văn Tiến – nguyên Vụ
trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, chủ trương phát triển
nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao đã được thể hiện trong các chủ
trương, Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 19, Nghị quyết 20 vừa được Ban
chấp hành Trung ương Đảng thông qua.

Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao
là xu thế phát triển hiện nay trên thế giới và đã đạt được khá nhiều thành tựu.

Ông Nguyễn Tiến Trung – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn và Đầu
tư khởi nghiệp quốc gia (NSCI) cho hay, trước đây nhắc đến các hoạt động nông
nghiệp thì thường là điệp khúc “được mùa mất giá” hoặc ngược lại, nhưng thời điểm
hiện tại, nhờ áp dụng những yếu tố công nghệ mà những mô hình khởi nghiệp từ
nông nghiệp đã có những bước chuyển mình rõ rệt.

Ông Trung cho biết, rất nhiều mô hình đã chứng minh xu thế khởi
nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp thông minh là sự lựa chọn đúng đắn.

Tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cùng các bạn trẻ từ
rất sớm, ông Trung chứng kiến sự chuyển mình và thay đổi rõ rệt. Nhiều mô hình
đã chứng minh xu thế khởi nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp thông
minh, là sự lựa chọn đúng đắn.

Như mô hình khởi nghiệp từ cỏ cây hoa lá của hai bạn trẻ thuộc
thế hệ 9X. Họ biết áp dụng những kiến thức khi theo học chuyên ngành hóa học, cộng
với sự nhạy bén, ham tìm tòi nên đã tạo ra được những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
từ thiên nhiên, như dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt…

Điều đặc biệt, các sản phẩm này đều là sản phẩm hữu cơ, có
nguồn gốc từ những nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm như củ gừng, củ sả, lá
chanh,… Hiện, doanh thu của 2 bạn trẻ này lên tới cả trăm tỷ đồng mỗi năm,
ông Trung cho biết.

“ Bên cạnh đó họ đã áp dụng những yếu tố công nghệ vào thì
các dự án đều gia tăng giá trị, đồng thời tạo nên những doanh nghiệp có thể định
giá hàng trăm tỷ, góp phần thay đổi tư duy sản xuất cũng như nâng cao thu nhập
cho nông dân” – ông Trung nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Tân, Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ tỉnh
Thanh Hóa kể về câu chuyện của mình, đó là việc bắt đầu khởi nghiệp với nông
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

“Đến thời điểm này, chúng tôi đã chọn và tìm ra được con đường
đúng đắn, đó là xây dựng vùng nguyên liệu trồng rau má Thanh Hóa”, ông nói.
Theo ông, từ cây rau má mọc dại ở nhiều nơi nay doanh nghiệp đã xây dựng thành
công vùng nguyên liệu, có nhà máy chế biến. Vùng nguyên liệu trồng rau má, tía
tô, diếp cá,… của công ty giờ rộng trên 200ha.

Riêng giá rau má tươi được đơn vị của ông thu mua ở mức
15.000-20.000 đồng/kg. Người dân trồng rau má có thu nhập bình quân 12-15 triệu
đồng/tháng, hộ cao nhất lên tới 40-60 triệu đồng/tháng.

“Sản phẩm chế biến từ rau má được xuất khẩu sang Nhật Bản,
Hàn Quốc, Qatar, Úc,… Tháng 9 này, một đối tác ở Nhật Bản đã mời chúng tôi
sang để hợp tác nhập khẩu bột rau má”, ông Tân cho hay.

Câu chuyện của ông Nguyễn Đức Chinh – Chủ trang trại Gen
Xanh, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cũng áp dụng công nghệ thành công
vào nông nghiệp. Hiện nay trang trại của ông Chinh đang xuất bán 4-5 tấn rau hữu
cơ các loại cho khách hàng Hà Nội, dự kiến thu nhập bình quân đạt gần 1 tỷ đồng/ha/năm.
Ông Chinh kể: “Tôi tập trung vào 3 cốt lõi, đó là sản phẩm rau hữu cơ, rau
bản địa, áp dụng khoa học công nghệ và đây chính là cốt lõi để giảm giá thành sản
phẩm, ví dụ như ứng dụng vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ làm phân bón cho
cây trồng, hay ứng dụng khoa học công nghệ để quản lý sâu bệnh hại”.

Sau 4-5 năm vận hành, đến nay trang trại đã hoạt động ổn định,
rất nhiều bạn trẻ tìm đến HTX để học hỏi. Ông Chinh cho rằng, làm nông nghiệp hữu
cơ khó khăn thách thức rất nhiều, nhưng tóm gọn lại muốn làm là phải say mê và
ông mong muốn tìm được những người cùng chí hướng để hợp tác, liên kết sản xuất…

Ông Nguyễn Văn Tiến, nguyên Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban
Kinh tế Trung ương cho biết, hiện có nhiều chính sách cởi mở trong nông nghiệp,
như Luật Đất đai khuyến khích nông dân tích tụ đất đai tiến tới sản xuất lớn.

Theo ông Tiến, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông
minh là lĩnh vực mới ở Việt Nam và chưa phát triển như kỳ vọng nên trong quá
trình sản xuất của bà con sản xuất rất gian nan. Nhưng hiện nay chúng ta có nhiều
chính sách cởi mở trong nông nghiệp như Luật Đất đai khuyến khích nông dân tích
tụ đất đai để sản xuất lớn.

Bên cạnh đó, chúng ta phải phát triển nông nghiệp đa giá trị
kết hợp với các yếu tổ lịch sử, hay du lịch sinh thái để nâng cao giá trị cho sản
phẩm.

Ông Tiến cho rằng, thời gian tới chúng ta cần có đội ngũ tư vấn
để tổ chức sản xuất để thuyết phục các cơ quan nhà nước vào cuộc hỗ trợ. Bên cạnh
đó, tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh là xu thế
chúng ta không thể đứng ngoài. Vì nếu đứng ngoài thì chúng ta sẽ không cạnh
tranh được với các sản phẩm trên thị trường. Khi sản xuất sản phẩm, chúng ta phải
xác định phải có truy xuất nguồn gốc và đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, đáp ứng nhiều
yêu cầu cao hơn để xuất khẩu nhiều hơn.

Nguồn: Thái Thu (thoibaonganhang.vn)

 

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.