• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

12/ Tháng 12

Nguồn cung nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu

Vì sao nhà đầu tư không mặn mà với nhà xã hội

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: Đến nay, cả nước đưa vào sử dụng 3,7 triệu mét vuông nhà ở xã hội tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp, giải quyết chỗ ở cho 500 nghìn người. Tuy vậy, nhu cầu nhà ở xã hội còn rất lớn, nhất là người nghèo, công nhân các khu công nghiệp. Cụ thể, tính đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp. “So với chỉ tiêu, số lượng nhà ở xã hội tại đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 đã đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia (khoảng 250 nghìn căn hộ) thì đến thời điểm hiện tại, mới giải quyết được khoảng 28%”,

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng: “Cơ cấu sản phẩm nhà ở xã hội còn có sự mất cân đối. Việc phát triển phân khúc nhà ở cho thuê tuy có được ưu đãi hơn các phân khúc khác nhưng còn rất chậm, do xây dựng nhà ở cho thuê cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, trong khi nguồn vốn hiện nay chủ yếu là vay thương mại ngắn hạn, tiền thuê nhà không đủ bù đắp chi phí đầu tư xây dựng và chi phí tài chính. Bên cạnh đó, tâm lý người dân vẫn muốn sở hữu nhà ở hơn là thuê, thuê mua, vì vậy việc phát triển mô hình nhà ở cho thuê, thuê mua còn nhiều khó khăn”

Theo đánh giá của chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi và một số đơn vị trực tiếp thực hiện các dự án nhà ở xã hội cho rằng rào cản của các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chính là thủ tục hành chính. Cụ thể, một số thủ tục làm nhà ở xã hội gấp hai lần làm nhà ở thương mại, . Trong đó, các thủ tục về đất đai, quy hoạch, đặc biệt là thủ tục giải ngân và thanh, kiểm tra vì có liên quan đến nguồn vốn của ngân sách.

Phương hướng giải quyết

Thủ tướng chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì cùng các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện thể chế, sửa các quy định về nhà ở xã hội, có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo quy trình thủ tục thuận lợi, không để thủ tục quá nhiều. Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xem xét tiếp tục hỗ trợ về lãi suất, thuế… để thu hút doanh nghiệp đầu tư tăng nguồn lực xây dựng nhà ở xã hội.

 Thủ tướng đặt vấn đề và chỉ ra hiện trạng nhiều địa phương chưa có chương trình kế hoạch để triển khai, chưa dành đất đai, chưa chọn được doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân. “Các tỉnh phải bổ sung chương trình nhà ở xã hội và nhà ở công nhân vào chương trình hành động tại địa phương trình thông qua và đưa vào ngân sách triển khai. Địa phương phải quy hoạch đất đai, duyệt quy hoạch có thể nâng cao tầng, chọn chủ đầu tư có tầm, có tâm huyết để thực hiện, hỗ trợ hạ tầng cho khu nhà ở xã hội; cải cách thủ tục nhanh chóng thuận lợi cho các nhà đầu tư, thành lập ban điều phối nhà ở xã hội tại địa phương quản lý, nắm rõ số liệu và kiểm tra giám sát thực hiện. Yếu tố lãnh đạo của địa phương quyết định thành công của nhà ở xã hội”, Thủ tướng chỉ đạo.

Mặt khác, người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm: Phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và người dân. Trước tiên, lãnh đạo các doanh nghiệp, khu công nghiệp phải lo vấn đề này, chứ không chỉ lo sản xuất mà phải lo cho đời sống công nhân. Trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp phải quy hoạch đất dành cho hạng mục này. Đặc biệt, Thủ tướng cũng lưu ý nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng chất lượng không được thấp

Tin vui cho các dự án nhà ở xã hội trong thời gian tới

Dù còn nhiều bất cập, tuy nhiên theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ xây dựng tin vui là: các địa phương đang tiếp tục triển khai 191 dự án. Trong số đó, 70 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, 121 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp) với quy mô xây dựng 163.800 căn, tổng mức đầu tư khoảng 71.800 tỷ đồng.

Theo tổng hợp báo cáo, nhu cầu của các địa phương đến năm 2020 là khoảng 1 triệu căn hộ tương đương 50 triệu m2. Một số địa phương có nhu cầu lớn là Hà Nội hơn 110.000 căn; TP.HCM 134.000; Đà Nẵng 11.500; Đồng Nai 36.700; Bình Dương 41.250…

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đến thời điểm hiện tại, có 07 dự án nhà ở xã hội được chấp thuận chủ trương đầu tư, tổng số căn hộ là 2.660. Trong đó có 2 dự án đã hoàn thành với 270 căn hộ, đã bán và ban giao 225 căn hộ; 3 dự án đang triển khai xây dựng với 1.634 căn hộ. tuy nhiên, sức mua của người dân không lớn, một phần do giá bán căn hộ khá cao so với mức thu nhập của người dân tại tỉnh./.

Hoàng Văn Thông tổng họp từ các báo 

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.