• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

17/ Tháng 5

Ngân hàng hòa nhịp với fintech

Hơn một năm sau khi NHNN có Quyết định số 238/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), các ghi nhận cho thấy đến thời điểm hiện nay “hệ sinh thái” fintech tại Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực.

Ghi nhận từ CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) cho thấy, hiện nay đơn vị này rất chú trọng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các đơn vị thanh toán quốc tế. Từ tháng 3/2017 đến nay Napas lần lượt hợp tác với hàng chục đối tác như: Alipay (Trung Quốc), Korea Financial, KEB Hana Card (Hàn Quốc), Alliex Vietnam JSC, DFS (Hoa Kỳ) để phát triển các dịch vụ tiện ích thanh toán.

Đáng chú ý là Napas đang rất tích cực trong việc phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng có sự gắn kết trực tiếp với các đối tác là các nhà bán lẻ trong nước. Theo đó, thời gian qua, đơn vị này trực tiếp triển khai dán thẻ nhận diện thương hiệu tại tất cả các điểm chấp nhận thanh toán thẻ của các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, các trang thương mại điện tử lớn như: Adayroi, Lazada, các hãng bán lẻ lớn như: PruFinance, Chubb Life, FPT Telecom.

Việc áp dụng công nghệ thẻ chip và thẻ nội địa không tiếp xúc được Napas cam kết sẽ phát hành trong tháng 9/2018 cũng cho thấy đơn vị này đang rất chủ động để thúc đẩy các NHTM trong nước tạo ra hạ tầng thanh toán hiện đại và tiện lợi nhằm cạnh tranh về độ chính xác, nhanh chóng và bảo mật trong bối cảnh các DN fintech đang ngày càng phát triển mạnh.

Ở phía các DN fintech, theo ghi nhận của NHNN hiện nay 56% các công ty hoạt động tại Việt Nam nhắm vào lĩnh vực thanh toán, khoảng 20% các công ty đang phát triển các sản phẩm dịch vụ huy động vốn và quản lý tài chính cá nhân. Một số các DN fintech hoạt động mạnh trong nước hiện nay như: Momo, VinaPay, Payoo… có lợi thế hơn các NHTM ở chi phí thanh toán thấp do hầu hết các giao dịch qua ví điện tử đều được miễn phí.

Theo quan sát, hiện nay các NHTM cũng đã có sự hợp tác với các công ty fintech một cách khá chặt chẽ theo hướng vừa cộng sinh vừa cạnh tranh. Chẳng hạn, tại NH Standard Chartered Việt Nam một mặt triển khai thẻ tín dụng WorldMiles cho phép sử dụng hơn 800 phòng chờ VIP ở các sân bay trên thế giới, mặt khác vẫn hợp tác với M_Service (đơn vị sở hữu ví điện tử Momo) để triển khai chương trình thanh toán thông qua nền tảng Straight2Bank Wallet. Hay TPBank và BIDV một mặt vẫn phối hợp với Momo để cung ứng dịch vụ kết nối khách hàng nhưng vẫn chủ động triển khai các ứng dụng TPBank QuickPay và Smart Banking để tạo ra nền tảng thanh toán của riêng mình, chấp nhận vừa chia sẻ lợi nhuận vừa cạnh tranh với các mô hình công nghệ tài chính.

Ở một hướng chủ động hơn, có thể ghi nhận rằng, xu hướng nỗ lực xây dựng các NH số theo cách thành lập công ty fintech trực thuộc NH đang có vẻ được các NHTM trong nước hướng đến. Quan sát cho thấy, các NHTM như VPBank, MaritimeBank, HDBank mặc dù chưa chính thức thành lập các DN fintech như các đơn vị trực thuộc nhưng  đang tỏ ra khá tâm đắc đối với các ứng dụng thanh toán Timo, Meed và Moca do chính mình lập ra và vận hành.

Theo ghi nhận của Vụ Thanh toán – NHNN ở thời điểm hiện nay việc hợp tác giữa các NH với các công ty fintech trên thế giới chủ yếu dưới hình thức tạo ra các chương trình hỗ trợ các fintech phát triển (43%). Khoảng 40% các hợp tác giữa NH và fintech là hợp tác đơn thuần và tài trợ vốn. Một số ít còn lại (17%) các NH tiến hành mua lại các công ty fintech hoặc thành lập các fintech trực thuộc. Điều này cho thấy mặc dù chưa có định hình rõ ràng nhưng sự hòa nhịp giữa các NH và fintech tại Việt Nam đã bắt đầu có những biểu hiện khá sôi động.

Nguồn: Hà Minh (Thời báo ngân hàng)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.