• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

26/ Tháng 6

Mở rộng vùng quản trị rủi ro

Theo chương trình hành động của Chính phủ vừa ban hành để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về Chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, có yêu cầu đến năm 2020, các NHTM triển khai áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực vốn Basel II, trong đó phấn đấu có 12 – 15 NH đáp ứng đủ mức vốn tự có theo Chuẩn mực vốn Basel II.


Để đáp ứng được yêu cầu về Basel II thì các NH phải bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động của mình

Chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN ban hành đầu năm nay về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động NH an toàn, hiệu quả, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành trong năm 2017 là triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020”, nhấn mạnh việc tiếp tục nghiên cứu, triển khai chuẩn mực Basel II, tăng cường minh bạch hóa theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến nay, NHNN đã ra “tối hậu thư” cho 10 nhà băng được chỉ định thí điểm áp dụng Basel II, là BIDV, VietinBank, Vietcombank, VPBank, MB, Techcombank, Sacombank, Maritime Bank, ACB và VIB. Nhiệm vụ của các NH này là đến cuối năm 2018 phải đáp ứng các chuẩn mực Basel II, sau đó, NHNN sẽ triển khai áp dụng chuẩn mực này trên toàn hệ thống.

VietinBank được xem là NH đầu tiên nghiên cứu xây dựng phương pháp quản lý rủi ro tích hợp, triển khai xây dựng khuôn khổ quản lý vốn nội bộ (ICAAP) và khẩu vị rủi ro theo các nguyên tắc Basel II. Lãnh đạo VietinBank cho biết, NH này đã sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của NHNN về các quy định an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn. Về nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ triển khai các dự án Basel II được đầu tư đào tạo để trở thành các chuyên gia nòng cốt cho từng lĩnh vực, loại hình rủi ro của NH.

Cũng chia sẻ về chuẩn bị nguồn lực cho việc triển khai Basel II, ông Dmytro Kolechko – Giám đốc khối quản trị rủi ro của VPBank cho biết, chiến lược của VPBank ban đầu là thuê tư vấn nhưng sau đó NH quyết định chỉ thuê 3 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm Basel II từ các thị trường mới nổi.

Ngoài các chuyên gia quốc tế đó, VPBank cũng phát triển các chuyên gia nội bộ, đồng thời tìm kiếm sinh viên đang học các trường khoa học tự nhiên (như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Bách Khoa…) để đào tạo, cho học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia quốc tế và trong nước theo hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao để hình thành đội ngũ cán bộ cho NH sau này.

Qua khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng xây dựng và chuyển giao như vậy VPBank đã xây dựng được đội ngũ cán bộ thực hiện Basel II đảm bảo cả về số lượng và kỹ năng chuyên môn đáp ứng nhu cầu công việc. Riêng dự án phục vụ cho Basel II của VPBank hiện nay gồm cả chuyên gia trong nước và quốc tế, cán bộ kỹ thuật, nhân viên là 60 người.

Về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật theo ông Dmytro Kolechko, nếu Basel I chỉ tập trung vào rủi ro tín dụng, thì Basel II ngoài rủi ro tín dụng còn tập trung vào các rủi ro hoạt động và thị trường. Rủi ro thị trường đến từ thay đổi tỷ giá và thay đổi lãi suất. Rủi ro hoạt động đến từ các chính sách điều hành của NH. “Tuy nhiên khi áp dụng Basel II sẽ làm cho phản ánh đúng được rủi ro trong danh mục tài sản của mỗi NH và quy định này sẽ thể hiện rõ rủi ro của NH là họ cần bao nhiêu vốn để đáp ứng được cho rủi ro của mình” – ông Dmytro Kolechko nhấn mạnh.

Các chuyên gia của VPBank cho rằng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nếu thực hiện thành công Basel II thì hệ số an toàn vốn thường giảm khoảng từ 1,5-3%. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu về Basel II thì các NH phải bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động của mình. Tuy nhiên, đó chỉ là một vế trong một vấn đề thôi, còn vế nữa của Basel II thì NH nào có danh mục cho vay nhiều rủi ro thì phải có một hệ số an toàn vốn cao hơn. Hiện NHNN cũng đã có hướng dẫn liên quan khuôn khổ quản trị để các NH thực hiện theo chuẩn Basel II được hiệu quả.

“Theo tôi, chúng ta cũng cần phải làm rõ vai trò của khối hoặc đơn vị quản lý rủi ro. Nó không nên là đơn vị chỉ cung cấp các dịch vụ về rủi ro mà còn là đơn vị đưa ra quyết định nữa. Với mỗi NH, việc thay đổi về nhìn nhận vai trò của đơn vị quản trị rủi ro cũng rất quan trọng trong việc thực hiện thành công Basel II” – ông Dmytro Kolechko chia sẻ.

Nguồn: Đức Nghiêm (Thời báo ngân hàng)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.