Chi tiết tin tức
Kinh tế Việt Nam năm 2017 tăng trưởng ổn định
Chia sẻ tại Hội thảo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu xuyên suốt trong điều hành chính sách tín dụng của NHNN Việt Nam trong thời gian qua, cũng như những năm tới.
Đối với nguồn vốn, yếu tố đầu vào là rất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể đến từ nhiều nguồn như ngân hàng, đầu tư nước ngoài, vốn tự có của doanh nghiệp (DN)… Tuy nhiên, ở Việt nguồn, vốn của DN phụ thuộc vào vốn của ngân hàng, đặc biệt là vốn trung dài hạn.
Chia sẻ dự đoán về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như thế giới, ông Sebastian Eckardt, nhà kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, kinh tế thế giới năm qua tăng trưởng chậm so với thời kỳ trước, trong tương lai có khuynh hướng đi xuống. Tuy nhiên, những nền kinh tế mới nổi có sức chịu đựng cao hơn và sẽ nổi lên, ví dụ như khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn chịu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nền kinh tế khác đang có xu hướng phát triển chậm lại, do đó, năm 2017, Việt Nam có thể kỳ vọng mức tăng trưởng đạt 6,3%/năm.
Theo ông Sebastian Eckardt, Việt Nam đang là nền kinh tế phát triển và có nhu cầu thật sự về tiêu thụ nội địa. Đó chính là động lực thay đổi chính của nền kinh tế.
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, NHNN đã sử dụng các công cụ kiểm soát của mình để có các bước quản lý mềm dẻo, linh hoạt nhằm duy trì ổn định được kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 4%, cùng với đó là nỗ lực xuất khẩu của Việt Nam và lượng kiều hối gửi về hằng năm liên tục tăng, tạo nên nguồn lực quan trọng giúp Việt Nam tăng trưởng ổn định và nâng tầm trong khu vực.
Tuy nhiên, để nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa, Việt Nam cần đẩy mạnh việc tăng năng suất lao động, bởi thực tế hiện nay, năng suất lao động của Việt Nam đang ở mức rất thấp, thấp hơn các đối thủ trong khu vực, kể cả Lào và Campuchia./.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.