Chi tiết tin tức
Khuyến khích DN tham gia mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp
Ngày 8/10, tại TPHCM đã diễn ra tọa đàm về mô hình kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp (IB) do Cục Phát triển doanh nghiệp (thuộc Bộ KH&ĐT), Ủy ban Kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc ở châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), Mạng lưới hành động hướng tới DN thu nhập thấp, phối hợp với Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) tổ chức.
Tại khu vực ASEAN, Chính phủ nhiều nước, trong đó có Việt Nam, đã đề nghị ESCAP hỗ trợ nghiên cứu mô hình IB và đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy mô hình này phát triển.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký VINASME cho biết, Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập của nhiều người dân còn ở mức thấp. Bên cạnh sự cố gắng của Chính phủ, Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế nhằm nâng cao mức thu nhập cải thiện đời sống cho người nghèo, người có thu nhập thấp. Một trong những hướng giải quyết, đó là hỗ trợ DN, từ đó tạo cho nhóm người có thu nhập thấp cải thiện điều kiện của mình một cách bền vững.
Theo ông Nam, thời gian qua, mặc dù đã có những dự án hỗ trợ người nghèo với nguồn kinh phía rất lớn từ Ngân hàng Thế giới (WB), nhưng cuối cùng không triển khai được. Đó là một sự lãng phí lớn, nhiều người thu nhập thấp đã bị mất cơ hội của mình.
Để tăng cường thương hiệu và danh tiếng của các DN nhỏ và vừa, cũng như tạo ra một công cụ tạo tiền đề để tiến tới các chương trình hỗ trợ cho người thu nhập thấp, thời gian qua các chuyên gia của ESCAP đã cùng làm việc với các bộ phận chuyên môn của VINASME về mô hình IB.
Tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã trình bày một số kết quả nghiên cứu ban đầu của nhóm chuyên gia ESCAP về thực trạng mô hình IB tại Việt Nam và cùng thảo luận về các khuyến nghị liên quan đến chính sách về tạo môi trường thuận lợi đối với các DN; cung cấp các giải pháp thiết thực, giải quyết những thách thức mà người nghèo và người thu nhập thấp phải đối mặt ở Việt Nam.
Theo bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM, các DN, nhất là DN lớn, thường thể hiện trách nhiệm với xã hội thông qua các chương trình từ thiện cho người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp. Đây là việc làm ý nghĩa, tuy nhiên, chỉ hỗ trợ được tức thời.
Việc hướng các DN tham gia mô hình IB mới là hướng phát triển bền vững, huy động được tối đa nguồn lực từ DN, tạo điều kiện cho những người thu nhập thấp có cơ hội tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh của DN, qua đó, hướng tới thu nhập ổn định và nâng cao đời sống hơn cho người lao động.
Ông Armin Bauer, chuyên gia của ESCAP cho biết, mô hình IB tập trung chủ yếu hỗ trợ DN vừa, giúp củng cố nhiều cho chuỗi giá trị cũng như tầm ảnh hưởng lớn và có tác động đến thu nhập của nhiều người. Bên cạnh đó, mô hình IB cũng hướng tới các DN nhỏ, có mức độ liên kết với nhiều người dân.
Tại Việt Nam, trong số hơn 100 DN tiếp cận mô hình IB, bước đầu đã có nhiều DN thuộc lĩnh vực nông nghiệp tham gia và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung như cung cấp dịch vụ và giá cả phải chăng cho người nghèo, qua đó nâng cao chất lượng đời sống của các nhóm yếu thế, những người thu nhập thấp.
Ông Armin Bauer cho rằng, thông qua việc kinh doanh hướng tới người thu nhập thấp, các DN Việt Nam có thể tiếp tục vai trò của mình trong hành trình tiến tới một nền kinh tế toàn cầu bình đẳng, bền vững và hội nhập hơn./.
Nguồn: Lê Anh (baochinhphu.vn)
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.