• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

11/ Tháng 4

Hộ kinh doanh không “chịu lớn” thành doanh nghiệp: Đâu là rào cản?

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động. Một trong những giải pháp là tạo điều kiện, hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật DN. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đang gặp không ít khó khăn.

Các hộ kinh doanh cá thể chưa mặn mà với việc chuyển đổi thành doanh nghiệp

Đánh giá về tiềm năng của việc chuyển đổi này, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam cho rằng, đây là khu vực có số lượng lớn, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế và đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, độ minh bạch trong hoạt động của khu vực này tương đối thấp, cơ bản áp dụng thuế khoán đơn giản, việc thực hiện bảo hiểm xã hội, y tế tuân thủ khó khăn. Đối với khu vực này, mặc dù giải quyết trên 10 triệu lao động thường xuyên nhưng so sánh với khu vực DN mức tăng trưởng vẫn thấp hơn 12%.

Về điều kiện để chuyển đổi hộ kinh doanh sang DN, theo ông Nam, về mặt thủ tục hiện không có gì phức tạp. Sau khi có Luật DN mới, thủ tục chuyển đổi sang DN tư nhân rất đơn giản, chỉ cần làm đơn xin thành lập DN, kèm theo chứng từ nhân thân (chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu). Còn với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì cần có thêm điều lệ, nhân thân thành viên tham gia. Nếu Luật phát triển DNNVV được Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới thì thủ tục sẽ đơn giản hơn rất nhiều lần.

Song khó khăn ở đây được ông Nam chỉ ra lại nằm ở chính các hộ kinh doanh, lý do bởi, “sở dĩ chính bản thân nhiều chủ hộ kinh doanh không muốn chuyển sang DN, mặc dù số lao động theo luật bắt buộc phải chuyển sang. Đầu tiên đó là chủ hộ kinh doanh muốn tránh nghĩa vụ thuế, vì khu vực này thuế khoán nên việc khai báo thuế đơn giản hơn.”

“Mặt khác, họ ngại vượt qua các thủ tục hành chính do còn rườm rà, chưa phù hợp với họ như chi phí thời gian, hoạt động sổ sách kế toán… Cuối cùng, nhận thức của khu vực này chưa sâu, vì nếu muốn phát triển thì cần chuyển sang loại hình kinh doanh chính thức để được hưởng nhiều lợi thế như: tiếp cận mặt bằng, tín dụng dễ hơn…”, ông Nam cho biết thêm.

Nhìn nhận về lợi thế khi chuyển sang doanh nghiệp của các hộ kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, khi chuyển sang DN họ sẽ tiếp cận vốn, hay các nguồn lực khác dễ dàng hơn như vốn góp, vốn trên thị trường chứng khoán… Nếu muốn kinh doanh bài bản, muốn lớn lên nữa thì chuyển đổi sang mô hình DN là con đường tất yếu phải theo. Khi hội nhập, DN Việt Nam muốn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thì rõ ràng cần hoạt động một cách minh bạch, bài bản. Như vậy, không cách thức nào khác là phải có mô hình tổ chức tốt.

Tuy nhiên, các hộ kinh doanh nên cân nhắc, thận trọng khi chuyển đổi sang mô hình DN. Bởi hiện nay, các cơ sở kinh doanh được áp dụng chính sách thuế dựa trên hình thức pháp lý chứ không phải dựa trên quy mô hay khả năng lưu giữ sổ sách kế toán của DN.

Chính vì vậy, cứ chuyển đổi lên DN thì cách thức áp dụng phải khác. Tức là DN phải mở sổ sách, thuê kế toán, báo cáo tài chính. Đồng nghĩa với việc khi có giấy chứng nhận thành lập DN thì thủ tục hành chính phức tạp hơn lên, rất nhiều thủ tục: bảo hiểm, công đoàn, thuế, lao động, phòng cháy chữa cháy… đặc biệt khi đó chi phí tăng lên. Đó chính là cản trở khiến hộ kinh doanh e ngại.

Không để chương trình chuyển đổi chỉ là “tuyên ngôn”

Theo các chuyên gia, để các hộ kinh doanh cá thể “chịu lớn” lên thành DN một cách hiệu quả, bền vững cần môi trường kinh doanh thuận lợi, có chính sách tốt, cơ chế hỗ trợ cụ thể.

Ông Tuấn nói rõ, một chính sách tốt là làm sao tạo được môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng. Có nghĩa, những DN kinh doanh trong khu vực chính thức không thua thiệt hơn so với DN làm ăn ở khu vực phi chính thức.

Theo đó, phải rà soát xem chính sách nào đang cản trở thì tháo gỡ; đơn giản hóa thủ tục, làm sao để có thủ tục thuế, kế toán thân thiện và tối thiểu phải có 1 lộ trình từ 1- 2 năm để các hộ kinh doanh cá thể sau khi chuyển đổi thành DN làm quen.

“Chỉ khi nào lợi thế về giảm thuế không còn nữa thì đồng lực chuyển lên thành DN sẽ tích cực hơn”, ông Tuấn nêu quan điểm.

Ngoài ra, theo ông Tô Hoài Nam, phải có những động lực cụ thể như khi chuyển đổi không mất phí, mức thuế không thay đổi nhiều…. Quan trọng nhất là được tham gia cung ứng dịch vụ công, ưu tiên về mặt bằng sản xuất.

Đồng quan điểm, Trưởng Ban Pháp chế VCCI nhấn mạnh, bền vững hay không phải nằm ở động lực kinh tế, để hộ kinh doanh cá thể thấy khi chuyển thành DN có hiệu quả hơn, chứ không phải chỉ là những “tuyên ngôn dễ đi vào lòng người”.

Còn trước tình trạng, khi gặp vấn đề, DN thường chọn phương pháp đầu tiên là “thỏa hiệp” mà không nhìn lại các quy định pháp luật, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ cho rằng, để thay đổi không dễ, nhưng cần phải làm.

 

Các chuyên gia cũng đồng tình cho rằng, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành DN không được chạy theo thành tích. Đây là mục tiêu quan trọng để thực hiện.

Thế Hưng

Theo http://dantri.com.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.