Chi tiết tin tức
Giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án mặt trời áp mái
Theo Bộ Công Thương, trước đây, căn cứ Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các dự án điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng được bên mua điện mua với giá 9,35 Uscent/kWh và điều này cũng đã thúc đẩy sự phát triển của các dự án điện mái nhà tương đối khả quan trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, từ sau ngày 30/6/2019, Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đã hết hiệu lực thi hành. Từ đó đến nay, mặc dù nhu cầu lắp đặt phát triển mới của điện mặt trời mái nhà vẫn còn rất tiềm năng nhưng do chờ cơ chế giá điện mặt trời mới cũng đã làm thị trường điện mái nhà chững lại.
Với tinh thần huy động tối đa có thể từ nguồn điện mặt trời mái nhà, ngày 25/12/2019, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có văn bản gửi Bộ Công Thương kiến nghị cho phép được tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà, thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận nhưng chưa thực hiện việc thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn chính thức.
Liên quan đến nội dung này, ngày 31/12/2019, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 10170/TTr-BCT trình Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng sau ngày 1/7/2019, trong đó có nội dung “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp trên mái nhà của công trình xây dựng, có công suất không quá 1 MW, đấu nối trực tiếp và gián tiếp vào luới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống” và giá bán điện của các hệ thống điện mặt trời mái nhà là 1.916 đồng/kWh, tương đương 8,38 Uscent/kWh.
Tuy nhiên đến nay, Bộ Công Thương cho biết cơ chế khuyến khích này chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tới ngày 6/1/2020 vừa qua, Bộ Công Thương đã có văn bản số 89/BCT-ĐL gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thực hiện các thỏa thuận với điện mặt trời áp mái. Ngay sau đó, căn cứ văn bản số 89/BCT-ĐL ngày 6/1/2020 của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã có văn bản số 125/EVN-TTĐ ngày 7/1/2020 gửi các Tổng công ty Điện lực để chỉ đạo thực hiện.
Theo đó, Bộ Công Thương đã đồng ý với đề xuất của EVN về việc tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái, thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận nhưng chưa thực hiện việc thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan thẩm quyền có hướng dẫn chính thức.
Bộ Công Thương cũng chỉ đạo EVN và các đơn vị lưu ý đảm bảo các hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề nghị thông báo rõ với các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư phải tự chịu rủi ro về sự thay đổi (nếu có) so với đề xuất điện mặt trời trên mái nhà có trong Dự thảo mà Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình 10170/TTr-BCT ngày 31/12/2019 .
Theo Toàn Thắng
http://www.baochinhphu.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.