Chi tiết tin tức
Giá trị cho rừng gỗ lớn
Những hạn chế
Giám đốc HTXLNBV Hòa Lộc (Phú Lộc), ông Hồ Đa Thê thừa nhận, dù trải qua hơn ba năm thành lập nhưng HTX vẫn nhận thấy còn nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Trong khi số hộ thành viên tham gia trồng RGL, chứng chỉ FSC ngày càng tăng nhưng bộ máy điều hành của HTX chưa có nhiều thay đổi.
HTXLNBV Thượng Nhật (Nam Đông) và HTXLNBV Đông Sơn (A Lưới) là các đơn vị vừa mới thành lập, lại thuộc địa bàn vùng núi với hầu hết hộ thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Phần lớn các hộ có bình quân diện tích rừng trồng ít, mức độ thâm canh còn thấp, giá bán thấp hơn giá bình quân trên địa bàn bởi điều kiện khai thác, vận chuyển khó khăn… Đó là trở lực lớn trong hoạt động SXKD của các HTX.
Ông Võ Văn Dự, Chủ tịch Hội Chủ rừng phát triển bền vững tỉnh (TTH-FOSDA) khẳng định, để nâng cao giá trị rừng gỗ lớn (RGL) không có con đường nào khác ngoài việc thành lập hợp tác xã lâm nghiệp bền vững (HTXLNBV). Tuy nhiên, các HTX vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục nhằm hỗ trợ hộ thành viên sản xuất và bao tiêu, chế biến sản phẩm theo “chuỗi giá trị”.
Chủ tịch TTH-FOSDA đánh giá, hầu hết các HTX đều mới thành lập, số lượng ngành nghề SXKD và dịch vụ còn ít, công nghệ, cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Đội ngũ quản lý điều hành HTX tuy nhiệt tình và được tín nhiệm, song do kiến thức quản lý, công nghệ, thị trường còn hạn chế và tuổi cao nên hiệu quả điều hành thấp. Một bộ phận cán bộ kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn.
Đa số chức danh chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc các HTX từ 60 tuổi trở lên, kiến thức quản lý và chuyên môn hạn chế. Các phó giám đốc là những người trẻ hơn, phần lớn được đào tạo ở bậc đại học nhưng lại không đúng chuyên ngành. Kế toán trưởng phần lớn có chuyên môn, đúng ngành đào tạo nhưng hầu hết là cán bộ từ các văn phòng UBND xã tham gia kiêm nhiệm. Trưởng ban biểm soát chưa rõ vai trò, trách nhiệm và yêu cầu công việc.
Phát huy kết quả, khắc phục hạn chế
Ông Hồ Đa Thê cho rằng, thành công ban đầu cần được củng cố, duy trì và phát triển ổn định, bền vững đó là các hợp đồng liên kết tiêu thụ gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC giữa các HTXLNBV với các công ty liên kết (Minh An, Hòa Nga) thuộc Công ty Scansia Pacific. Đây cũng là kết quả, kinh nghiệm để phát triển, mời gọi đầu tư liên kết tiêu thụ, chế biến và thương mại lâm sản theo “chuỗi giá trị”.
Sau khi liên kết với Công ty Scansia Pacific về sản xuất, tiêu thụ và chế biến RGL, hiệu quả hoạt động SXKD của HTXLNBV Hòa Lộc đã thấy rõ. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về nhân lực, công nghệ, trang thiết bị nhưng các năm qua HTX đều có lãi bình quân đạt 17% trong tổng doanh thu là điều đáng ghi nhận và cần phát huy; kèm theo đó là khắc phục những khó khăn, tồn tại để thúc đẩy phát triển HTX.
Ông Võ Văn Dự đánh giá, việc thành lập 24 HTXLNBV trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã hình thành lực lượng và cơ chế sản xuất mới, thể hiện tính năng động, tư duy mới của những nông hộ tự nguyện hợp tác, hướng tới một tập thể gắn kết và phát triển trên nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, tự chủ. Trong đó, hiệu quả của HTXLNBV Hòa Lộc là mô hình sẽ áp dụng, nhân rộng đối với các HTX khác trong thời gian tới. Ngoài HTX Hòa Lộc, TTH-FOSDA tiếp tục xây dựng hoàn thiện thêm một số mô hình điểm HTXLNBV như HTX Phong Sơn (Phong Điền), HTX Phú Sơn (TX. Hương Thủy) để rút kinh nghiệm và làm cơ sở phát triển diện rộng.
Hiện nay, TTH-FOSDA phối hợp với các ban ngành đang triển khai các giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế nhằm thúc đẩy các HTXLNBV phát triển, thật sự trở thành vai trò “bà đỡ” cho các hộ trồng RGL. Theo đó, TTH-FOSDA lồng ghép các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo, phát triển lâm nghiệp bền vững để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý HTX. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích HTX thuê giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng điều hành và quản lý theo quy định; mời những chuyên gia, có kinh nghiệm, kiến thức quản lý về tư vấn hỗ trợ HTX.
Sắp tới, hộ thành viên, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được tổ chức tập huấn nâng cao trình độ, kỹ thuật thâm canh RGL. Các HTX được tư vấn về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ giới hóa các khâu xử lý thực bì, đào hố, vận chuyển, phân bón, thu hoạch, bốc xếp, làm đường vận chuyển… phù hợp với đặc điểm của từng HTX. Thiết bị máy móc, nhà xưởng được đầu tư phù hợp, đảm bảo phục vụ chế biến bán thành phẩm (thanh gỗ xẻ, ván bóc và dăm gỗ từ cành ngọn, bìa bắp), tiến tới chế biến sản phẩm đồ mộc, viên gỗ nén từ phế phụ phẩm. Đầu tư chế biến sâu cho các HTX có đủ năng lực, quy mô và điều kiện hợp đồng liên kết trực tiếp với Công ty Scansia Pacific và các công ty có tiềm lực khác.
Nguồn: https://baothuathienhue.vn/
TIN TỨC LIÊN QUAN
Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế
Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”
Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.
Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024
Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD
Sáng ngày 23/8, tại Khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã diễn ra lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng chí Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đối tác quốc tế.
Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm
Sáng ngày 17/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kì họp lần thứ 8, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kì họp. Các đồng chí: Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân – TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.