• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

06/ Tháng 5

Dự thảo Quy định mới về trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro của TCTD

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa
lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Nghị định Quy định về mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.

 

Sửa đổi đảm
bảo phù hợp với thực tiễn

Dự thảo Nghị định được xây dựng
trên cơ sở pháp điển các nội dung quy định tại Thông tư 11, Thông tư
15/2010/TT-NHNN ngày 16/10/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô
nhỏ (Thông tư 15/2010/TT-NHNN) và Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (đã được sửa
đổi, bổ sung) (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN). Đồng thời, dự thảo Nghị định
sửa đổi, bổ sung một số nội dung để đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật các
TCTD 2024 và xử lý được một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

Nghị định này quy định về mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các tài sản có của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều này. Trường
hợp tổ chức tín dụng có thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05
năm nhưng không quá 10 năm.

Đối tượng áp
dụng

Nghị định này áp dụng đối với: a)
Tổ chức tín dụng: Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức
tín dụng là hợp tác xã (ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân) và tổ chức
tài chính vi mô; b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
được áp dụng chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài để trích lập
và sử dụng dự phòng rủi ro sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này
khi đáp ứng điều kiện trong 03 (ba) năm tài chính gần nhất trước thời điểm đề
nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổng số tiền dự phòng cụ thể hằng năm được
xác định theo chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước ngoài dự kiến áp
dụng không thấp hơn tổng số tiền trích lập dự phòng cụ thể hằng năm thực hiện
theo quy định tại Nghị định này.

Đối với chi nhánh ngân hàng nước
ngoài đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chính sách dự phòng rủi ro
của ngân hàng nước ngoài, căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát, trường
hợp Ngân hàng Nhà nước đánh giá chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng nước
ngoài không phản ánh được đầy đủ mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng thực tế tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu chi nhánh ngân
hàng nước ngoài thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định
tại Nghị định này.

Giá trị tài
sản bảo đảm để tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro

Giá trị tài sản bảo đảm để tính
khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định gồm:

Vàng miếng: Giá mua vào tại trụ
sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại
thời điểm cuối ngày của ngày có giao dịch trước ngày trích lập dự phòng cụ thể;

Chứng khoán đã niêm yết (bao gồm
cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm đã
niêm yết): Giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch trước ngày trích lập dự
phòng cụ thể. Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có
giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể và
trường hợp tại ngày trích lập dự phòng cụ thể, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc
bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo quy định tại Khoản 6
Điều này;

Cổ phiếu đã đăng ký giao dịch
trên hệ thống giao dịch Upcom: Giá tham chiếu tại ngày giao dịch liền kề gần
nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố.
Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên hệ thống giao
dịch Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước ngày trích
lập dự phòng cụ thể và trường hợp tại ngày trích lập dự phòng cụ thể, cổ phiếu
bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch, thì tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo
quy định tại Khoản 6 Điều này;

Trái phiếu Chính phủ được niêm
yết trên Sở giao dịch chứng khoán: Giá bình quân các mức giá giao dịch trong
phiên chào giá cam kết chắc chắn theo quy định của Chính phủ về phát hành, đăng
ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường
chứng khoán; các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế (nếu có). Trường hợp không có mức giá giao dịch trong phiên
chào giá cam kết chắc chắn nêu trên, giá trái phiếu để tính khấu trừ là bình
quân các mức giá giao dịch trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày
làm việc gần nhất tính đến thời điểm trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp
không có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất tính đến thời
điểm trích lập dự phòng cụ thể thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm theo mệnh giá;

Trái phiếu chính quyền địa
phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu doanh nghiệp (kể cả tổ chức
tín dụng) đã niêm yết, đăng ký giao dịch: Giá bình quân các mức giá giao dịch
trên thị trường thứ cấp trong vòng 10 (mười) ngày làm việc gần nhất trước ngày
trích lập dự phòng cụ thể do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp không
có giao dịch trong vòng 10 (mười) ngày tính đến ngày trích lập dự phòng cụ thể
thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản
bảo đảm theo mệnh giá;

Chứng khoán chưa được niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi do doanh nghiệp (kể cả tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phát hành: tính theo mệnh giá…

Tài sản cho thuê tài chính: Giá
trị của tài sản cho thuê tài chính được định giá theo quy định tại điểm h Khoản
này hoặc giá trị còn lại của tài sản cho thuê tài chính theo thời gian cho thuê
được tính bằng công thức: Giá trị tài sản cho thuê tài chính chia (:) cho thời
gian cho thuê theo hợp đồng nhân (x) với thời gian thuê còn lại theo hợp đồng;

Việc xác định giá trị của tài sản
bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể đối với động sản, bất động
sản và các loại tài sản bảo đảm khác, trừ tài sản quy định tại các khoản trên
được thực hiện như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phải thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của
pháp luật để xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền
trích lập dự phòng cụ thể tại thời điểm cuối năm tài chính trong các trường hợp
sau đây:

Tài sản bảo đảm mà tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá để khấu trừ từ 50 tỷ đồng trở lên
đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy
định tại Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng; tài sản bảo đảm mà tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài định giá để khấu trừ từ 200 tỷ đồng trở
lên.

Kết quả định giá tài sản bảo đảm
của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật được tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng để xác định giá trị tài sản
bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể.

Trường hợp tổ chức có chức năng
thẩm định giá không đủ khả năng hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định
giá định giá tài sản bảo đảm thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài sử dụng kết quả định giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo
đảm của tổ chức có chức năng thẩm định giá và không xác định được giá trị tài
sản bảo đảm theo quy định nội bộ thì giá trị tài sản bảo đảm để khấu trừ phải
coi bằng 0 (không); Trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản này, tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định giá trị tài sản bảo đảm để khấu
trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể theo quy định nội bộ của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tỷ lệ khấu trừ
của tài sản bảo đảm

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm
trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó; tài sản bảo
đảm có khả năng thanh khoản càng thấp, mức biến động giá càng lớn thì tỷ lệ
khấu trừ tài sản bảo đảm càng thấp; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài
sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài
sản bảo đảm theo hướng càng an toàn thì tỷ lệ càng cao. Cụ thể: Số dư tiền gửi
(bao gồm cả tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện đối với tổ chức tài chính vi
mô), chứng chỉ tiền gửi của khách hàng bằng Đồng Việt Nam tại chính tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 100%;

Trái phiếu Chính phủ, vàng miếng
theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vàng; số dư tiền gửi, chứng
chỉ tiền gửi của khách hàng bằng ngoại tệ tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài: 95%;

Trái phiếu chính quyền địa
phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; công cụ chuyển nhượng, trái phiếu
do chính tổ chức tín dụng phát hành; số dư tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi do tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành: Có thời hạn còn
lại dưới 1 năm: 95%; Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm: 85%; Có thời hạn
còn lại trên 5 năm: 80%.

Chứng khoán do các tổ chức tín
dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;

Chứng khoán do doanh nghiệp (trừ
tổ chức tín dụng) phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;

Chứng khoán chưa được niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm
c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở
giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;

Chứng khoán chưa được niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại điểm
c Khoản này, do tổ chức tín dụng khác không có đăng ký niêm yết chứng khoán
trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

Chứng khoán chưa được niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm
yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;

Chứng khoán chưa được niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký
niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;

Bất động sản: 50% và các loại tài
sản bảo đảm khác: 30%.

Mức trích lập
dự phòng chung

Đối với tổ chức tín dụng (trừ tổ
chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài, số tiền dự phòng chung
phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ được phân loại từ
nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 4, trừ các khoản sau đây:

Tiền gửi tại tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ
chức tín dụng ở nước ngoài.

Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy
tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam.

Khoản mua chứng chỉ tiền gửi,
trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành
trong nước.

Khoản mua bán lại trái phiếu
Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành,
đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường
chứng khoán.

Đối với tổ chức tài chính vi mô,
số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản
nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thời gian phân
bổ lãi phải thu phải thoái

Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp
thuận thời gian phân bổ lãi phải thu phải thoái lớn hơn 05 năm nhưng không quá
10 năm đối với trường hợp tổ chức tín dụng đáp ứng các điều kiện sau:

Tổ chức tín dụng được can thiệp
sớm đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản áp dụng biện pháp hỗ trợ
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Các tổ chức tín dụng với thời gian
phân bổ lãi phải thu phải thoái tối đa 05 năm kể từ ngày được Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận mà kết thúc thời hạn 05 năm tổ chức tín dụng chưa phân bổ hết
lãi phải thu phải thoái theo văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước do áp
dụng nguyên tắc tổng mức phân bổ lãi phải thu phải thoái và số tiền phải trích
lập dự phòng rủi ro bằng chênh lệnh thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của
tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng được Ngân hàng
Nhà nước đánh giá có khả năng phục hồi theo lộ trình tại phương án khắc phục
được xây dựng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng…

 Nguồn: thoibaonganhang.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.