Chi tiết tin tức
Du lịch nông nghiệp – Mỏ vàng cần được đánh thức
Du lịch nông thôn có rất nhiều tiềm năng để khai thác
Chiều ngày 24/7, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và
Công nghệ) tổ chức Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Những vấn đề đặt ra trong khởi
nghiệp làm du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn”.
Tiềm năng phát triển du
lịch nông nghiệp
Bà Nguyễn Thị Thành Thực – Giám đốc Công ty CP Bagico cho biết,
phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn là một chủ trương lớn được Đảng,
Nhà nước rất quan tâm, được thể hiện trong rất nhiều nghị quyết, quyết định,
chương trình, đề án. Chính phủ cũng đã có Chương trình phát triển du lịch nông
thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Việt Nam với 7 vùng
sinh thái, nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản vật phong phú, là tiềm năng
vô cùng to lớn để phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn.
Ở Việt Nam, có thể nói du lịch nông thôn có rất nhiều tiềm
năng để khai thác. Vốn tự có của chúng ta rất nhiều, ví dụ các vùng ruộng bậc
thang của Việt Nam đã trở thành tài sản du lịch nổi tiếng từ nhiều năm nay mà
không cần đầu tư nhiều, hay các vùng biển, vùng trồng dừa, vùng trồng lúa từ Bắc
vào Nam…
“Với ngành nông nghiệp có lịch sử phát triển rất nhiều
năm, nếu biết khai thác tiềm năng đó gắn với du lịch thì đây sẽ là một ngành cực
kì tiềm năng”, bà Thực chia sẻ.
TS. Nguyễn Tất Thắng – Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Du lịch
ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, Việt Nam có tiềm năng phát
triển du lịch rất phong phú và đa dạng. Từ các tỉnh từ miền núi phía Bắc đến đồng
bằng sông Hồng, miền Trung hay Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long, mỗi nơi đều
có đặc thù riêng và kinh tế – xã hội, các sản vật riêng đều rất phong phú.
Du lịch nông nghiệp chính là ngành giúp gia tăng giá trị sản
phẩm nông nghiệp hiệu quả, giúp bà con nông dân sống vui khoẻ, tăng thu nhập từ
chính sản phẩm của mình.
Ông Và A Chứ (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)
chia sẻ, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để bà con làm du lịch. Trước
đây, người dân đi làm nương mãi vẫn đói nghèo nhưng giờ mọi người ở nhà làm
homestay, trồng rau, dệt thổ cẩm tiếp khách du lịch nên đã có cuộc sống khá giả
hơn. Hiện, người dân bản đã có nhiều sản phẩm thổ cẩm, rau, thực phẩm, hoa
lan… bán cho khách du lịch giúp bà con tăng thu nhập đáng kể.
Theo ông Và A Chứ, gia đình ông nhờ làm du lịch mà đã có của
ăn, của để hơn, mọi người không phải đi làm nương vất vả như trước nữa mà tập
trung vào tiếp khách du lịch và làm các sản phẩm du lịch để bán cho khách.
Bản Sin Suối Hồ có 145 hộ dân thì đa số các hộ trong bản đều
làm du lịch cộng đồng. Trong điểm bản có đội văn nghệ; có nhà hàng; homestay sạch
sẽ, tiện nghi phục vụ du khách. Đặc biệt ở Sin Suối Hồ còn có rất nhiều
“Nhà tổ chim” là một trong những điểm nhấn thu hút khách du lịch…
Phát triển du lịch nông
nghiệp theo lộ trình cụ thể
Bà Nguyễn Thị Thành Thực cho biết, hiện các chuyên gia nước
ngoài rất muốn tìm được các sản phẩm du lịch Việt Nam, nhất là du lịch trải
nghiệm. Việt Nam rất cần chuyên gia thực thụ trong phát triển du lịch nông nghiệp
và xúc tiến du lịch nông nghiệp ở Việt Nam. Như mũi tên trúng 2 đích, chúng ta
vừa phát triển nông nghiệp vừa phát triển du lịch nông nghiệp hiệu quả.
Bên cạnh những thuận lợi, phát triển du lịch nông nghiệp, du
lịch nông thôn gặp phải khó khăn, hạn chế. “Nhiều người dân kỳ vọng khi
phát triển du lịch sẽ kỳ vọng phát triển nhanh, mạnh, đem lại nguồn thu nhập tốt
hơn. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực tế, chúng tôi phát triển từng bước và có lộ
trình cụ thể”, bà Thực chia sẻ.
Nhiều chủ đầu tư khi phát triển du lịch nông nghiệp nhưng
chưa biết đối tượng khách hàng của mình là ai, mình phục vụ như thế nào? Đa phần
mọi người chưa biết liên kết sản phẩm nông nghiệp với sản phẩm du lịch và ngược
lại. Đa phần mọi người chưa tìm ra được mẫu số chung về phát triển nông nghiệp
gắn với du lịch.
Thị trường phát triển du lịch nông nghiệp phong phú nhưng có
phân hoá về nhu cầu. Nhu cầu khách nước ngoài muốn trải nghiệm, nhu cầu khách nội
địa muốn vui. Đa số các bạn chưa biết đối tượng của mình là ai.
Ông Hoàng Văn Đại – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Sin Suối
Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu cho biết, mặc dù đạt được nhiều thành công
nhưng đến nay phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn vẫn
còn nhiều hạn chế, mới chỉ là bước khởi đầu.
Hiện trên địa bàn đang xây dựng tuyến đường vành đai biên giới
và sắp hoàn thiện, xã Sin Suối Hồ cũng đang có hướng mở rộng các điểm du lịch cộng
đồng, kết nối với các điểm vệ sinh, tổ chức tour leo núi Bạch Mộc Lương Tử, kết
nối với Sa Pa…
Tuy nhiên, để làm được việc này, địa phương rất cần các doanh
nghiệp đầu tư, mở các tour kết nối với các vùng khác, quảng bá sản phẩm du lịch
Sin Suối Hồ đến với đông đảo bà con và du khách.
Ông Võ Văn Phong – Giám đốc Công ty Du lịch C2T (Bến Tre)
chia sẻ, doanh nghiệp gặp khó khăn về con người. Sau đại dịch Covid-19, nhu cầu
du lịch của khách hàng đã thay đổi rất nhiều, chính vì thế các chủ homestay
cũng phải thay đổi chính sách tiếp cận và phục vụ khách du lịch.
Trong khi đó các chính sách đào tạo con người, nguồn nhân lực
để phát triển du lịch thường kéo dài 3-4 năm, sau khi đào tạo xong nhiều chính
sách đào tạo đã không còn phù hợp với xu thế phát triển hiện đại.
Theo ông Phong, mỗi một địa phương nên có những chính sách,
có chương trình đạo tạo về con người ngay tại cơ sở xã, phường, thị trấn. Đồng
thời, đào tạo về nguồn nhân lực tại chỗ như đào tạo cán bộ xã, phường thị trấn
để hiểu về tài nguyên bản địa, về mô hình kinh doanh tại địa phương mình.
“Người nông dân không chỉ biết làm nông nghiệp, làm du lịch
giỏi mà còn phải biết quay phim, chụp hình cho khách hàng. Người nông dân ở
làng đó sẽ biết đâu là nơi đẹp nhất để giới thiệu cho khách hàng chụp ảnh,
check in”, ông Phong chia sẻ.
Nguồn: Sỹ Thảo
(thoibaonganhang.vn)
TIN TỨC LIÊN QUAN
Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024
Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …
Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng
Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam
Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.
Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%
Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.