• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

17/ Tháng 10

Đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

(TBTCO) – Tăng trưởng xanh đang được xem là một xu thế tất yếu trên con đường hướng đến phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, để hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 hướng đến phát triển bền vững, nhiều giải pháp cần được triển khai áp dụng một cách đồng bộ.
Đồng bộ giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Ưu tiên nguồn lực tài chính cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Chiến lược Tài chính đến năm 2030 (được ban hành kèm theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 18/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đã nêu rõ quan điểm về ưu tiên cân đối nguồn lực phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường (BVMT), thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Chiến lược tài chính đã đề ra những giải pháp hướng đến huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động kinh tế xanh và BVMT; tạo điều kiện thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giải quyết hài hòa các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội và môi trường; phát triển thị trường vốn, thị trường bảo hiểm xanh…

Để khắc phục những khó khăn trong quá trình triển khai, thực thi chính sách, theo các chuyên gia từ Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), cần ưu tiên thực hiện các giải pháp hướng đến phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước (NSNN) hướng đến mở rộng phạm vi đối tượng chịu thuế để bao phủ được các nguồn gây ô nhiễm môi trường; điều chỉnh mức thuế suất phù hợp tác động đến hành vi sản xuất và tiêu dùng các loại hàng hóa có tác động xấu; khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường.

Tiếp đến là nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ lãi suất của Nhà nước đối với các chương trình, dự án liên quan đến BVMT.

Tiếp nữa là đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, thực hiện đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường; tháo gỡ những rào cản đối với đầu tư xanh thông qua việc đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ quản trị rủi ro, phát triển kỹ năng và kinh nghiệm trong các dự án xanh.

Giải pháp tiếp theo là phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững; đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế và những quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong phát triển sản phẩm bảo hiểm xanh, nâng cao vai trò của truyền thông để tăng cường nhận thức của người dân và trách nhiệm xã hội của ngành bảo hiểm trong BVMT, chống BĐKH và trong nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng bền vững.

Giải pháp cuối là xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi để có các khoản tín dụng có thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho ngành, lĩnh vực xanh.

Đối mặt với những thách thức lớn

Với mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường, việc thực hiện tăng trưởng xanh thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh một số lợi thế về điều kiện tự nhiên, xã hội, sự quyết tâm của Chính phủ, vẫn còn nhiều thách thức.

Cụ thể như: Tăng trưởng xanh là khái niệm mới, đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định chuyển từ nhận thức sang hành động, từ thói quen và cách thức sản xuất, tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh. Nền kinh tế còn tiêu thụ khá nhiều năng lượng. Chúng ta còn thiếu nhiều công cụ chính sách khuyến khích cộng đồng xã hội hành động theo hướng tăng trưởng xanh.

Theo Ths. Trần Thị Ái Diễm (Học viện Ngân hàng), đối với những thách thức trên, cần triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp để tăng hiệu quả thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Bà Diễm cho rằng, cần nâng cao nhận thức cho tất cả cộng đồng về tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, kinh tế xanh nhằm hướng tới phát triển bền vững; tập trung phát triển đồng bộ các nguồn lực của kinh tế xanh như nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực.

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên, cần sử dụng hợp lý và tiết kiệm, đặc biệt khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, nước và gió. Với khoa học công nghệ, hiện nay việc đổi mới công nghệ được xem là công cụ có tính quyết định đối với các nước xây dựng nền kinh tế xanh và đây cũng là biện pháp cắt giảm chi phí do chất thải gây ra. Điều đặc biệt là cần phải chú trọng đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ xanh và sạch, chẳng hạn như công nghệ năng lượng tái tạo, công nghệ xử lý chất độc hại… ‘‘Tuy nhiên, để thực hiện được điều này thì nền kinh tế nhất thiết phải có nhân lực chất lượng cao. Đây là yếu tố cốt lõi của sự nghiên cứu, sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, xanh và sạch vào sản xuất, nên cần phải có những chương trình đào tạo và nâng cao kỹ năng nhằm chuẩn bị lực lượng lao động và quản lý cho quá trình xây dựng nền kinh tế xanh hướng tới phát triển bền vững’’ – bà Diễm nêu.

Nguồn: thoibaotaichinh.

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.