Chi tiết tin tức
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, gồm 7 chương với 49 điều, quy định các nội dung, kế hoạch, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, quản lý nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là xác định rõ trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia trong xu thế hội nhập quốc tế và giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Toàn cảnh buổi làm việc
Thảo luận, góp ý dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đồng tình và thống nhất cao sự cần thiết phải có Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại nước ta chiếm 97% (khoảng 450 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động), đây là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế không chỉ đóng góp hơn 40% GDP mà còn đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…
Góp ý vào dự thảo Luật, các đại biểu cho rằng, thực tế là loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta có nguồn lực nhỏ, sức cạnh tranh thấp, nhất là đối với việc xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài, việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư từ các ngân hàng thương mại để phát triển rất khó khăn. Trong dự thảo, Luật đã đề cập việc cần phải thành lập và xây dựng quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Trung ương đến địa phương và cơ chế, chính sách, chương trình hỗ trợ, điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tuy nhiên, về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa (điều 5 dự thảo), cần phân chia cụ thể doanh thu của các doanh nghiệp theo từng lĩnh vực; không kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp trong 5 năm đầu từ khi bắt đầu thành lập; xem xét tính khả thi của khoản 4 điều 11, bởi hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều khó khăn về vốn, “tự nuôi mình” còn khó khăn thì việc tự nguyện góp vốn thành lập quỹ tương hỗ là khó thực hiện được. Về hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, cần nâng mức trần tối đa 10% mức thuế suất phổ thông quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong thời hạn 5 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới khởi nghiệp. Về hỗ trợ tiếp cận tín dụng tại ngân hàng thương mại, cần quy định thống nhất về mức hỗ trợ lãi suất vốn vay trên toàn quốc (khoản 7, điều 11), có như vậy mới tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các địa phương. Về chương trình hỗ trợ phát triển cụm liên kết ngành và chuổi giá trị, (điều 26 về đối tượng, điều kiện hỗ trợ) ngoài các nhóm ngành nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và nhóm ngành dệt may, da giầy thì cần bổ sung thêm nhóm ngành nghề sử dụng công nghệ cao, sử dụng chất sám có giá trị gia tăng cao…
Nội dung tham gia góp ý của Quỹ đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tỉnh Thừa Thiên Huế
Về phía mình Quỹ đã tham gia góp ý một số nội dung về dự thảo luật chú trọng đến các vấn đề sau:
Cần phải đặt DNNVV trong mối quan hệ với các tập đoàn, Công ty lớn để có sự tác động, hỗ trợ qua lại giữa hai loại hình doanh nghiệp này.
Dự thảo Luật cần tập trung vào vần đề chính, quan trọng nhất để tháo gỡ, đó là tiếp cận tín dụng và có nguồn vốn mới, áp dụng được công nghệ tiến tiến, thân thiên với môi trường.
Cầm bổ sung thêm Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo Quyết định số 58/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào luật.
Đề nghị đưa thêm vị trí vai trò của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương để quỹ thành chỗ dựa của doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong Luật có quy định việc hỗ trợ mức thuế suất cho DNNVV, theo quan điểm của Quỹ, làm như vậy là khá cào bằng, chưa phát huy được cao nhất việc hỗ trợ cho DNNVV. Đề nghị, từ số thuế các DNNVV đóng góp theo quy định, trích ra một tỷ lệ nhất định để bổ sung vốn điều lệ của các Quỹ tài chính nêu trên; đồng thời ban hành một số chính sách thông thoáng hơn để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho các DNNVV cần sự hỗ trợ; đó là:
– Bổ sung quy định về cho vay không cần TSBĐ (tất nhiên có ràng buộc, cụ thể, rõ ràng, minh bạch), việc này sẽ gỡ một nút thắt vô cùng lớn trong tiếp cận tín dụng của các DNNVV.
– Đẩy mạnh giải pháp thúc đẩy cho vay tín chấp thông qua hệ thống đánh giá định mức tín nhiệm…; điều này phù hợp với thông lệ quốc tế (hiện nay tỷ trọng đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính ngày càng tăng lên).
– Bổ sung quy định về tăng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay các DNNVV tương ứng với tỷ lệ rủi ro (khách quan) thực tế trong thời gian qua.
TIN TỨC LIÊN QUAN
Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế
Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”
Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.
Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024
Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD
Sáng ngày 23/8, tại Khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã diễn ra lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng chí Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đối tác quốc tế.
Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm
Sáng ngày 17/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kì họp lần thứ 8, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kì họp. Các đồng chí: Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân – TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.