• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

22/ Tháng 9

Đề xuất quy định mới về Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Bộ Tài chính cho biết, quá trình triển khai Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP cho thấy hệ thống Quỹ đầu tư phát triển địa phương (Quỹ ĐTPTĐP) vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Nguồn vốn hoạt động của các Quỹ ĐTPTĐP vẫn còn hạn chế so với nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội tại địa phương. Đối với vốn điều lệ, mặc dù quy định vốn điều lệ tối thiểu hiện nay đã rất thấp (ở mức 100 tỷ đồng), tuy nhiên, cho đến nay, vẫn còn 3/42 Quỹ chưa đủ vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng, 18/42 Quỹ có quy mô vốn từ 100 đến dưới 200 tỷ đồng, 12/42 Quỹ có vốn điều lệ trên 200 tỷ đến 500 tỷ đồng và chỉ có 8 Quỹ có quy mô vốn lớn hơn 500 tỷ đồng. Đối với vốn huy động, tính đến hết năm 2016, vốn huy động mới đạt 6.912 tỷ đồng, chiếm 25% vốn hoạt động của hệ thống Quỹ ĐTPTĐP.

Hoạt động sử dụng vốn còn một số bất cập như tỷ lệ nợ xấu ở một số Quỹ ĐTPTĐP ở mức cao, mức lãi suất cho vay tối thiểu chưa phản ánh được đầy đủ chi phí trong lãi suất cho vay…

Do vậy, việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP sẽ đáp ứng được các yêu cầu: Xây dựng khung khổ pháp lý ổn định để tạo điều kiện cho các Quỹ ĐTPTĐP hoạt động và phát triển; giảm rủi ro trong hoạt động cho vay, đầu tư cho các Quỹ, ngân sách nhà nước và hệ thống tài chính; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Quỹ.

Bổ sung các điều kiện cho vay để đảm bảo an toàn vốn và phòng ngừa rủi ro

Tại dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính trình Chính phủ: Bổ sung các điều kiện cho vay đối với chủ đầu tư theo hướng: (i) chủ đầu tư phải có năng lực pháp luật dân sự, (ii) thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; và (iii) phải có vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư án.

Về lãi suất cho vay, Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi cách xác định lãi suất cho vay tối thiểu theo hướng bổ sung nguyên tắc khi xác định lãi suất cho vay tối thiểu trong đó chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu được tính tối thiểu bằng bình quân lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng của 3 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước trên 50% cộng phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP.  UBND cấp tỉnh quyết định tỷ lệ chi phí quản lý và các chi phí khác có liên quan đảm bảo Quỹ ĐTPTĐP đủ nguồn kinh phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Như vậy, việc bổ sung nguyên tắc xác định lãi suất nêu trên sẽ tạo mặt bằng chung trong việc xác định lãi suất cho vay, đồng thời, vẫn đảm bảo quyền chủ động của các địa phương trong việc xác định lãi suất cho vay đến từng dự án cụ thể.

Bên cạnh đó, dự thảo bổ sung quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động, người quản lý quy định theo hướng phù hợp với quy định áp dụng cho Công ty TNHH do Nhà nước sở hữu 100% vốn.

Đối với mức trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP quy định phần chênh lệch thu chi sau thuế sau khi trích các quỹ thì Quỹ ĐTPTĐP được trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành, mức trích tối đa không quá 500 triệu đồng; và trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện. Mức trích này chưa phản ánh được hiệu quả hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP để khuyến khích các Quỹ ĐTPTĐP tăng cường hoạt động, hoạt động đúng mục đích và quy định.

Do vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định trích quỹ khen thưởng, phúc lợi của người lao động, quỹ tiền thưởng của người quản lý của Quỹ theo chế độ áp dụng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đảm bảo phù hợp với quy định về chế độ tiền lương, tiền thưởng áp dụng cho công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn.

Khánh Linh 

Nguồn: http://baochinhphu.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.