• Quỹ đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

11/ Tháng 8

Đẩy mạnh thanh toán không tiếp xúc để “né” COVID-19

Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tái bùng phát những tháng cuối năm càng khiến các giao dịch không tiền mặt tăng mạnh. Nhiều đơn vị nhân dịp này đã tung ra các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc mới và đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong lĩnh vực này. 

Tăng trưởng kỷ lục

Theo báo cáo của Công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa, giao dịch không tiếp xúc của Visa trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tăng hơn 500% so với 6 tháng đầu năm 2019; tổng giá trị giao dịch không tiếp xúc của Visa cũng tăng hơn 600% trong cùng kỳ. Cuối tháng 6/2020, số lượng thẻ Visa ghi nhận có ít nhất một giao dịch không tiếp xúc trong vòng ba tháng trước đó tăng gần 300% so với thời điểm cuối tháng 6 năm 2019.

Số liệu từ Khảo sát thái độ thanh toán người tiêu dùng Việt Nam gần đây do Visa thực hiện cũng cho thấy hiện tại có 37% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc. Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, có 85% người cho rằng họ thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán này với tần suất ít nhất một lần một tuần.

Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 19/6 đến 23/6 của Kantar cho hay, 68% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên thanh toán bằng thẻ hoặc qua ứng dụng di động thay vì tiền mặt, dưới tác động của dịch Covid-19.

Trước đó, hồi giữa tháng 7, nền tảng thanh toán Payoo ghi nhận hơn 90% giao dịch đến từ thẻ ATM nội địa và các loại thẻ quốc tế như Visa, Mastercard, JCB trong 3 tháng gần nhất. Lượng giao dịch qua mã QR (thông qua ví điện tử và ứng dụng ngân hàng) đồng thời có dấu hiệu tăng dần.

Nhận định về xu hướng này, bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cho hay: “Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển, những phương thức thanh toán nhanh chóng và thông minh hơn ngày càng trở nên cần thiết và công nghệ không tiếp xúc sẽ mở đường cho chúng ta để đáp ứng nhu cầu tăng cao này của thị trường”.

Cuộc đua đẩy mạnh giao dịch không tiền mặt

Không nằm ngoài cuộc chơi, khi lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng giảm do tác động của dịch Covid-19, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới, gia tăng các giải pháp giao dịch trực tuyến để chạy đua giữ khách hàng, kéo giảm sự sụt giảm lợi nhuận… trong những tháng cuối năm.

Gần đây nhất, Ngân hàng Sacombank đã hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM triển khai việc đóng học phí không dùng tiền mặt, gồm 8 kênh thanh toán và miễn phí giao dịch.

Sacombank cũng là một trong những ngân hàng tích cực nhất trong việc đẩy mạnh xu hướng giao dịch không tiền mặt ngay cả trước và sau khi đại dịch Covid-19, với nhiều chương trình ưu đãi như: hoàn tiền khi mua tour du lịch, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, miễn phí trả góp khi mua tour du lịch hoặc mua sắm tại các điểm doanh nghiệp liên kết khi thanh toán không tiếp xúc. Khách hàng mở mới thẻ thanh toán Sacombank Visa sẽ được hoàn tiền 10%, khách hàng đang sử dụng thẻ sẽ được hoàn tiền 1%…

Tương tự, Agribank cũng ra mắt ngân hàng số giúp người dùng có những trải nghiệm tốt nhất về thanh toán và quản lý tài chính, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu.

Cụ thể, từ nay đến hết ngày 23/8/2020, Agribank tặng ngay 50.000 đồng nạp tiền điện thoại cho 500 khách hàng đầu tiên mỗi tuần đăng ký mới dịch vụ Agribank E-Mobile Banking và phát sinh giao dịch; tặng ngay 1 triệu đồng cho 50 khách hàng có tổng giá trị giao dịch trên ứng dụng cao nhất mỗi tuần, áp dụng cho khách hàng thực hiện các giao dịch như trên.

Với VCB Digibank, khách hàng sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích tài chính hiện đại và nhanh chóng bao gồm: Chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, tiết kiệm online, thanh toán hóa đơn điện – nước – viễn thông – y tế – giáo dục – bảo hiểm, thanh toán dịch vụ hành chính công, thanh toán hóa đơn tự động, nạp tiền điện thoại, thanh toán QR Pay, đặt vé máy bay/khách sạn, mua sắm trực tuyến, yêu cầu tra soát trực tuyến…

Ngoài ra, đến hết ngày 16/8/2020, tất cả khách hàng chuyển tiền trong hệ thống Vietcombank được thực hiện trên VCB Digibank cũng sẽ được miễn phí không giới hạn.

Một ngân hàng khác trong nhóm Big 4 là Vietinbank cũng đang thúc đẩy dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Cụ thể, ngân hàng cung cấp một loại thẻ khám bệnh vừa là thẻ bệnh viện vừa là thẻ thanh toán, giúp cho người dân chi trả ngay lập tức khi khám bệnh, tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ thanh toán, chờ khám bệnh, giúp giảm tải và tiết kiệm nhân sự cho bệnh viện.

Nhiều ngân hàng khác như Kienlong Bank, HDBank, Eximbank… cũng đẩy mạnh hoạt động không dùng tiền mặt bằng việc giảm phí, tăng khuyến mãi để kích cầu.

Nhiều doanh nghiệp, hãng thanh toán… ra mắt dịch vụ mới nhằm hỗ trợ thanh toán không tiền mặt

Đa dạng các dịch vụ mới

Không riêng gì các ngân hàng, nắm bắt thị hiếu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp, hãng thanh toán…cũng ra mắt một loạt các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ thanh toán không tiền mặt trong bối cảnh Covid-19.

Bên cạnh khuyến mại, vừa qua Starbucks Việt Nam đã lắp đặt giá đỡ xoay cho các máy đọc thẻ để khách hàng có thể tự kiểm soát giao dịch tốt hơn. Đến nay, hơn 50% giao dịch bằng thẻ Visa tại Starbucks Việt Nam được thực hiện bằng thanh toán không tiếp xúc.

Mới đây Shopee cũng “bắt tay” với hãng thanh toán JCB công bố một thỏa thuận mang tính khu vực, bắt đầu tại các thị trường Indonesia, Thái Lan và Việt Nam từ tháng 7, sau này là Singapore và Philippines. Theo đó, JCB sẽ giảm giá cả năm và khuyến mại theo mùa cho người dùng Shopee, trong khi trang thương mại điện tử này quảng bá những gian hàng tham gia chương trình của JCB.

Bà Terence Pang, Giám đốc điều hành Shopee khẳng định, việc hợp tác này nhằm đáp ứng sự đa dạng trong thói quen và sở thích của người dùng, trong đó có thanh toán không tiền mặt, trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19.

Vinasun gần đây cũng ra mắt tiện ích thanh toán trả trước, trong đó khách hàng có thể nạp tiền từ Payoo hoặc các đối tác ngân hàng, ví điện tử, cửa hàng tiện lợi của hãng thanh toán này để trả cước taxi về sau.

Đại diện Vinasun cho biết, đây được coi là nỗ lực mới của hãng taxi truyền thống này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người dân trong mùa dịch. 

Nguồn: thoibaonganhang.vn

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.