• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

01/ Tháng 1

Chủ động đối phó với biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương ngày 30/12, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết trải qua một năm khó khăn, ngành đã rút ra được ba bài học trong chỉ đạo điều hành để có thể đạt mục tiêu cao năm 2019.

Thứ nhất, Chính phủ luôn xác định mục tiêu cao nhất. “Ngay những lúc khó khăn nhất nhiều ý kiến xin giảm các chỉ tiêu nhưng Chính phủ kiên quyết không giảm. Chính điều này đã lan toả và xây dựng những giải pháp khắc phục và có kết quả cao”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Thứ hai, Chính phủ đã tập trung xử lý các vấn đề nảy sinh một cách tập trung và kiên quyết. Năm nay có nhiều hội nghị về thương mại đã có sự chủ trì trực tiếp của Thủ tướng. Nếu không có những bàn luận sâu sắc, cụ thể thì cũng không thể kịp thời gỡ vướng các vấn đề nảy sinh trong công tác thương mại với các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU…

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá đã tham mưu Thủ tướng và các Phó Thủ tướng liên tục để sát thực công tác chỉ đạo điều hành chính sách luôn sát với việc chỉ đạo sản xuất và diễn biến thương mại. “Thời gian qua Dịch tả lợn châu Phi đã gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn nuôi và có tác động đến thị trường thực phẩm cuối năm. Nhóm đã đồng hành cùng ngành và đưa ra các kiến nghị rất sát thực giúp giữ ổn định được tình hình sản xuất và kinh doanh thịt lợn so với nhiều nước trên thế giới hiện nay”, Bộ trưởng nêu ví dụ.

Nhìn tới năm 2020, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng có nhiều giải pháp cho tăng trưởng ngành nhưng quan trọng nhất là nâng cao năng lực ứng phó với những điều xảy ra bất ngờ về thương mại và sản xuất. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh: “Nếu như đảm bảo được sản xuất, kiên trì mục tiêu tăng trưởng nhưng lại không biết sắp tới sẽ nảy sinh những biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh gì thì không đảm bảo bảo bền vững được, nên việc chủ động đối phó là điều tiên quyết”.

Những giải pháp Bộ trưởng đưa ra tập trung vào thị trường, tái cơ cấu, xây dựng nông thôn mới và chủ động ứng phó thiên tai dịch bệnh.

Ngoài các thị trường lớn truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU… Năm nay, ngành nông nghiệp sẽ coi trọng thị trường ASEAN. “Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành công thương và các ngành, doanh nghiệp và bà con nông dân để thực hiện điều này”, Bộ trưởng cho biết.

Ngành nông nghiệp sẽ thực hiện việc tái cơ cấu ngành gắn với nhiều ngành kinh tế khác. Trong đó, các sản phẩm quốc gia, Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm… đều sẽ nâng hàm lượng khoa học công nghệ. Đặc biệt trong chuỗi sản xuất khép kín vẫn xác định đột phá ở khâu chế biến. Chỉ có chế biến tốt mới có thể thúc đẩy vùng nguyên liệu tốt, đột phá về thương mại và xây dựng chuỗi.

“Riêng việc xây dựng nông thôn mới, cần coi thúc đẩy nâng cao đời sống nông dân và sản xuất là cốt lõi để phát triển. Đặc biệt, vấn đề về môi trường cần được xem xét nghiêm túc hơn nữa. Năm nay Chính phủ giao cho ngành nông nghiệp phối hợp với các tỉnh, các bộ xây dựng lại định mức năm 2021 – 2025 của chương trình nông thôn mới. Trung ương đã đầu tư 63 nghìn tỷ cho chương trình này, địa phương cũng cần tăng nguồn lực đầu tư, nếu không tập trung tầu tư, khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương sẽ gia tăng rõ rệt và không thể gia tăng được sức sản xuất”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhìn nhận.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết sẽ cùng toàn ngành tổ chức tăng cường ứng phó thiên tai và dịch bệnh. “Riêng phía Bắc, hiện đang thiếu đến 40-50% lượng nước cho vụ Xuân, còn tại  đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cũng sẽ sớm triển khai hội nghị về hạn mặn, dự báo sẽ diễn ra rất gay gắt ngay trong ngay tháng 1, tháng 2”.

Trong Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh, ngành nông nghiệp sẽ cố gắng ổn định tình hình sản xuất nông, lâm sản, thực phẩm để không tăng giá và tăng CPI trong quý I./.

Nguồn: Đỗ Hương (thoibaonganhang.vn)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.