Chi tiết tin tức
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Đòn bẩy cho phát triển
Yêu cầu cấp thiết
Nhận thức vai trò hết sức quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực trong việc đề ra và thực hiện các chính sách, chương trình, hoạt động cụ thể nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất, thu nhập cho người lao động, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV như về tài chính, tín dụng; chính sách ưu đãi và hỗ trợ về đầu tư, pháp lý, lao động, khoa học và công nghệ, khởi nghiệp và các chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực công thương như hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường đặc sản Huế giai đoạn 2016 – 2020, chương trình khuyến công, hỗ trợ phát triển xuất khẩu và hỗ trợ các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi;…đã và đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm đối với công tác hỗ trợ phát triển DNNVV của địa phương.
Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 6.400 doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm đến 99,09% và đóng góp 1.309 tỷ đồng, chiếm 39,07% trong số thu ngân sách từ doanh nghiệp (3.385 tỷ đồng). Riêng năm 2017, có 636 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới thì có đến 622 DNNVV (chiếm 97,8%). Tuy nhiên, các DNNVV trên địa bàn tỉnh không chỉ có khó khăn về vốn mà cũng đang gặp phải những khó khăn xuất phát từ nội tại như về năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh; am hiểu về pháp luật, kiến thức hội nhập quốc tế, nhận thức về văn hóa kinh doanh…
Luật DNNVV đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó, quy định thẩm quyền của HĐND tỉnh quyết định chính sách hỗ trợ mặt bằng sản xuất, quyết định giao cho tổ chức tài chính nhà nước địa phương thực hiện đầu tư vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và thông qua Đề án hỗ trợ DNNVV. Việc ban hành chính sách hỗ trợ DNNVV không chỉ tạo điều kiện hỗ trợ nâng cao năng lực, môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp phát triển mà còn tạo động lực thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà tiếp tục phát triển.
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết Nghị quyết tại kỳ họp
Đòn bẩy phát triển
Chính sách hỗ trợ DNNVV tập trung vào 7 nội dung: Hỗ trợ về thủ tục hành chính; Tài chính, tín dụng; Mặt bằng sản xuất, kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp; Đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ; Nguồn nhân lực; Mở rộng thị trường và Thông tin, tư vấn. Ngoài ra, hộ kinh doanh có nhu cầu chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ hỗ trợ về quản lý DN và hỗ trợ khởi nghiệp cho DNNVV. Dự kiến, tổng nguồn vốn hỗ trợ hàng năm được bố trí từ ngân sách tỉnh khoảng 6,2 tỷ đồng.
Theo thẩm tra của Ban kinh tế – ngân sách và thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh, việc ban hành chính sách hỗ trợ DNNVV nhằm thể chế hóa các quy định của Trung ương, khẳng định rõ quyết tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho DNNVV phát triển. Việc ban hành chính sách này cũng là giải pháp quan trọng góp phần cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 và các năm tiếp theo.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh cho biết, kết quả giám sát của Ban cho thấy, Tỉnh đang có lợi thế về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khi có nhiều trường đại học, cao đẳng; hàng năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp, trong đó có rất nhiều tài năng trẻ đã khởi nghiệp hoặc đang khát khao muốn khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo tại Huế. Các DN trẻ khởi nghiệp hiện nay mong muốn tỉnh có chính sách hỗ trợ thuê văn phòng làm việc tại khu làm việc chung, cơ sở ươm tạo DN, nhưng hiện mới chỉ có một cơ sở ươm tạo là Công ty Coplus. Chia sẻ với ý kiến trên, Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Trần Đức Minh đề nghị, UBND tỉnh cần nghiên cứu hỗ trợ, tạo điều kiện hình thành thêm những cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, trong đó ưu tiên hỗ trợ thành lập các cơ sở, đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp và doanh nghiệp khoa học công nghệ theo các chuyên ngành; ưu tiên quỹ đất, quỹ nhà để hình thành các khu làm việc chung, tăng cơ hội tiếp cận của DN khởi nghiệp đối các cơ sở ươm tạo này.
Để chính sách hỗ trợ DNNVV sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mạnh mẽ cho DNNVV phát triển, nhất là thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh thu hút đầu tư tại các cụm công nghiệp, các đại biểu HĐND đề nghị HĐND và UBND tỉnh tiếp tục quan tâm cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài cụm công nghiệp.
Nguồn: www.thuathienhue.gov.vn
TIN TỨC LIÊN QUAN
Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế
Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”
Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.
Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024
Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô với mức đầu tư 260 triệu USD
Sáng ngày 23/8, tại Khu công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Kim Long Motor Huế thuộc Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã diễn ra lễ động thổ xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo động cơ ô tô. Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng chí Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đối tác quốc tế.
Tập trung các giải pháp phát triển KT- XH 6 tháng cuối năm
Sáng ngày 17/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày làm việc thứ hai, HĐND tỉnh thảo luận tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kì họp lần thứ 8, phiên chất vấn, trả lời chất vấn và bế mạc kì họp. Các đồng chí: Lê Trường Lưu – Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quang Tuấn – UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Ái Vân – TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì kỳ họp.