• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

26/ Tháng 7

Cân đối nguồn lực và có thứ tự ưu tiên cho từng chương trình mục tiêu quốc gia

 
    Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế - Lê Trường Lưu phát biểu tại tổ

    Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế – Lê Trường Lưu phát biểu tại tổ
    Chiều 23/7, Quốc hội thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lai Châu, Hải Dương và Thừa Thiên Huế. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu làm tổ trưởng điều hành phiên thảo luận tổ.

    Mở đầu phiên thảo luận, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, việc Chính phủ xây dựng nghị quyết và chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 từ sớm thể hiện sự quan tâm đến đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp nhiều khó khăn. Đồng bào càng tin tưởng tuyệt đối, đánh giá cao sự lãnh đạo cuả Đảng, sự quản lý điều hành của nhà nước. 

    Qua nghiên cứu hồ sơ, đại biểu nhận thấy các dự án và tiểu dự án của chương trình giảm nghèo đã phản ánh một cách toàn diện những nội dung của chương trình nếu được triển khai thực hiện thì đối tượng là người dân tộc thiểu số miền núi và vùng nông thôn được hưởng lợi toàn diện về cả hạ tầng kinh tế – xã hội và kiến trúc thượng tầng. Chương trình nông thôn mới cũng có nhiều điểm mới…      

    Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, nguồn lực cho các chương trình là rất lớn, trong khi nước ta đang chống chọi với dịch bệnh COVID-19, do đó cần cân đối nguồn lực và có thứ tự ưu tiên cho từng chương trình. Đại biểu cũng đề xuất cần có một quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện sao cho hài hòa, hiệu quả, tránh lãng phí ngân sách của nhà nước.  

    Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu phát biểu thảo luận tại tổ

    Tham gia phát biểu thảo luận, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh, chỉ tiêu được phân loại hiện nay chia đối tượng hộ nghèo thành 2 loại: một loại đối tượng là nghèo bền vững – tức là không có khả năng thoát nghèo, đó là đối tượng người già neo đơn, người tàn tật không có năng lực sản xuất; đối tượng thứ 2 là đối tượng có thể giảm nghèo được, tức là còn sức lao động, và còn nhiều điều kiện khác. Do đó, trong phân loại hộ nghèo cần phải tách bạch làm 2. Một loại thực hiện chính sách bảo trợ xã hội cần được trợ cấp; một loại phải hỗ trợ để cho họ vươn lên, thoát nghèo.

    Về nguồn lực cho giảm nghèo, theo đại biểu Lê Trường Lưu nguồn lực này là không lớn. Thực tế để xây dựng các hạ tầng dân sinh, phúc lợi xã hội thì cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn lực khác. Mặc dù quốc gia đang còn khó khăn, nhưng nếu có nguồn lực cần ưu tiên cho chương trình giảm nghèo này. Về khả năng cân đối nguồn lực của địa phương, đại biểu cho rằng cần xem lại để cân đối nguồn lực cho các tỉnh cần được trợ cấp để đảm bảo thực hiện chương trình giảm nghèo. 

    Đại biểu Lê Trường Lưu cho rằng, cả 2 chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới đều đưa ra các tiểu dự án, nhưng thực chất các tiểu dự án của 2 chương trình này không trùng nhau nhiều. Do đó, trong quá trình chỉ đạo triển khai, Chính phủ cần tính toán rất kỹ hiệu quả của từng chương trình một, hiệu quả có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Tránh tình trạng chương trình kết thúc rút đi thì các dự án xem như về lại khởi đầu như thực tế đã từng xuất hiện. 

    Một vấn đề nữa được đại biểu Lê Trường Lưu quan tâm là trong các chương trình có rất nhiều chương trình sự nghiệp, về hỗ trợ sản xuất, về đào tạo… những cái này cũng cần tính toán kỹ hiệu quả khi sử dụng đồng vốn.    

    Tham gia thảo luận, đa số ý kiến cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng chương trình và thống nhất với tên gọi của chương trình, nội dung cơ bản đáp ứng các yêu cầu theo quy định, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025. 

    Một số ý kiến cho rằng, hiện chưa có số liệu cụ thể về tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều nên khó xác định chính xác mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Đề nghị, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Chính phủ trước khi quyết định chương trình cần khẩn trương tổ chức tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, đồng thời tiếp tục rà soát, điều chỉnh theo hướng: Các mục tiêu cụ thể cần định lượng được kết quả thực hiện, đồng thời bổ sung các chỉ tiêu để đo lường được hết các mục tiêu cụ thể; đảm bảo không có sự trùng lặp giữa các chỉ tiêu. 

    www.thuathienhue.gov.vn
    • Facebook
    • Twitter
    • Linkedln
    • Google +

    TIN TỨC LIÊN QUAN

    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 với Chủ đề “Đánh bại ô nhiễm nhựa”. 10
    Th06

    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 với Chủ đề “Đánh bại ô nhiễm nhựa”.

    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 với Chủ đề “Đánh bại ô nhiễm nhựa”. Nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2025 với Chủ đề “Đánh bại ô nhiễm nhựa” và góp phần nâng […]

    Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo thành phố Huế năm 2025 07
    Th05

    Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo thành phố Huế năm 2025

    Nhằm lan tỏa rộng rãi đến các tổ chức, cá nhân, tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo thành phố Huế năm 2025. Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Huế ban hành công văn Số: 1045/SKHCN-ĐMST,  ngày 06 tháng 5 năm 2025 về việc thông báo, tuyên truyền, giới thiệu về Cuộc […]

    Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế 21
    Th10

    Ra mắt thương hiệu xe minibus đầu tiên KIMLONG X9 tại Huế

    Sáng 19/10, tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, Công ty cổ phần KIM LONG MOTOR HUẾ tổ chức ra mắt xe minibus thương hiệu KIMLONG X9. Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Tổng Giám đốc WWF-Việt Nam Văn Ngọc Thịnh; cùng đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và các đối tác của doanh nghiệp.

    Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” 24
    Th09

    Đặc sắc chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng”

    Tối 23/9, tại Nhà hát Sông Hương, số 1 Lê Lợi, Thành phố Huế đã diễn ra Chương trình nghệ thuật Áo dài – Festival Huế 2024 “Linh Phụng” trong khuôn khổ lễ hội mùa Thu. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đông đảo khán giả, du khách trong nước và quốc tế.

    Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024 23
    Th09

    Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024

    Chiều ngày 19/9, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp Hội Du lịch Việt Nam tổ chức chương trình hội nghị “Xúc tiến, quảng bá, kết nối Du lịch Huế – 2024” giữa các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế với các doanh nghiệp lữ hành trên cả nước. Đến dự hội nghị có ông Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Cao Thị Ngọc Lan. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo các sở, ban, ngành và 70 Công ty du lịch, Lữ hành trên cả nước và 60 Công ty Lữ hành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.