• Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Huế
  • QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    THÀNH PHỐ HUẾ

Chi tiết tin tức

12/ Tháng 5

Các TCTD đã xử lý được hơn 299 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết 42

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc xử lý nợ xấu tại VAMC đạt được kết quả tích cực, đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tiếp tục được xử lý, kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%  (tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%). Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 1.076,95 nghìn tỷ đồng nợ xấu (riêng năm 2019 xử lý được 159,7 nghìn tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng).        

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu của hệ thống TCTD đến tháng 3/2020 ở mức 4,46%, giảm mạnh so với mức 10,08% cuối năm 2016, mức 7,36% cuối năm 2017 và mức 5,85% vào cuối năm 2018.

Về xử lý nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42, NHNN cho biết, lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2020, cả hệ thống TCTD đã xử lý được 299,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42. Trong đó: Xử lý nợ xấu nội bảng (không bao gồm xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và bán nợ cho VAMC thông qua phát hành trái phiếu đặc biệt) là 169,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 56,5% tổng nợ xấu đã xử lý);

Xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 65,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,79% tổng nợ xấu đã xử lý);

Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 65,08 nghìn tỷ đồng (chiếm 21,7%).

Bên cạnh đó, đến thời điểm cuối tháng 3/2020, các TCTD đã sử dụng 154,58 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng.

Về hiệu quả hoạt động của VAMC, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, VAMC đã phát huy vai trò quan trọng trong việc mua, bán, xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

Cụ thể: Hoạt động mua nợ của VAMC góp phần quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD ở mức dưới 3% trong suốt giai đoạn từ 2015 đến nay.

Từ năm 2013 đến 31/3/2020, VAMC đã thực hiện mua nợ của TCTD số tiền lũy kế là 335.620 tỷ đồng, tương ứng với dư nợ gốc nội bảng là 367.406 tỷ đồng, trong đó: (i) Mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt là 327.413 tỷ đồng (dư nợ xấu nội bảng 359.393 tỷ đồng); (ii) Mua nợ xấu theo giá trị thị trường (GTTT) là 8.207 tỷ đồng.

“Việc xử lý nợ xấu tại VAMC đạt được kết quả tích cực, đặc biệt từ khi triển khai Nghị quyết 42”, NHNN cho biết.

Theo NHNN, lũy kế từ khi thành lập đến cuối tháng 3/2020, VAMC đã xử lý được số tiền là 272.246 tỷ đồng dư nợ gốc của TCTD (số tiền mua nợ của VAMC là 225.236 tỷ đồng), dư nợ gốc của TCTD còn lại phải xử lý là 95.160 tỷ đồng. Trong tổng số dư nợ gốc của TCTD đã được xử lý, VAMC phối hợp với các TCTD thu hồi được số tiền là 152.685 tỷ đồng.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC đạt 91.381 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ năm 2013 đến cuối tháng 3/2020.

Hiện nay, VAMC đang triển khai Đề án Cơ cấu lại và nâng cao năng lực VAMC giai đoạn 2017-2020 (ban hành theo Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018 của NHNN) theo hướng tiếp tục duy trì vai trò của VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước trong xử lý nợ xấu và là trung tâm thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ.

Nguồn: Thanh Trúc (thời báo ngân hàng)

  • Facebook
  • Twitter
  • Linkedln
  • Google +

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024 30
Th07

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 08/2024

Tháng 8/2024 là tháng có hàng loạt chính sách mới quan trọng. Trong đó, chính sách mới có hiệu lực tháng 8/2024 gồm các Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản; Luật các tổ chức tín dụng; nghị quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ; về phát triển và quản lý chợ, quy định về chữ ký số chuyên dùng công vụ , quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, …

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng 23
Th07

Tín dụng tăng trưởng 6% trong 6 tháng

Ngày 23/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam 23
Th07

Thúc đẩy tín dụng xanh ở Việt Nam

Tính đến đầu năm 2024, dư nợ tín dụng xanh ước đạt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,5% tổng dự của cả nền kinh tế Việt Nam. Dự báo nhu cầu về tín dụng xanh trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khi các vấn đề về môi trường ngày càng được chú trọng.

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen 22
Th07

Mở rộng tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen

Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0% 19
Th07

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 ở mức 6,0%

Với kết quả tăng trưởng tích cực trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và 2025 được giữ nguyên, lần lượt ở mức 6,0% và 6,2%.